Khái niệm, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản,chương trình của Đảng và quốc tế cộng sản,hăng hái đáu tranh và dám hi sinh phục tùng mệnh lệnh đảng và đóng kinh phí,chịu phấn đấu trong một bộ phận của đảng”. Hồ Chí Minh khẳng định rõ mục đích của Đảng là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Vì thế Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng vừa là đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Với nhận thức sáng suốt và sâu sắc rằng: Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt. Nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chăm lo cho công tác xây dựng Đảng rất phong phú. Về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, được Người nêu lên rõ nét, nhất quán thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Đảng Cộng sản trong điều kiện Việt Nam.

Bản chất giai cấp công nhân của Đảng

+ Trước hết đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

+ Bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn thể hiên trong mục tiêu của Đảng: Biểu hiện bản chất giai cấp công nhân của Đảng trước hết rõ nhất cụ thể nhất là Đảng ta thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể “đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.

Trong “Điều lệ tóm tắt” của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3 Đảng năm 1930 đã nêu: Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng.

Đại hội II của Đảng năm 1951 đã khẳng định:

“Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân của Đảng tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”.

Như vậy khi nói Đảng vừa là Đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của cả dân tộc không có nghĩa là xóa nhòa đi bản chất giai cấp của Đảng, nếu hiểu như vậy thì không đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù Đảng có nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kì thì bản chất của Đảng vẫn là duy nhất theo tư tưởng của Người: “Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mang bản chất của giai cấp công nhân.”

Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân còn được thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, xây dựng và hoạt động của Đảng: Về bản chất, Đảng Lao động Việt Nam mang bản chất công nhân, là đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân, vì Đảng Lao động Việt Nam có đủ những tính chất căn bản của một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng; Đảng lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức; Đảng lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời mang bản chất giai cấp công nhân, là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Do đó, lợi ích của Đảng trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc. Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của ĐCS Việt Nam là do thời đại, giai cấp và dân tộc quyết định

2. Lịch sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương – phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930.

Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 03 tháng 02 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng

Quan niệm đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của cả toàn dân tộc có ý nghĩa to lớn với cách mạng Việt Nam. Đảng không chỉ đấu tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đấu tranh cho quyền lợi của tập thể, của cả dân tộc. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của chính mình. Trong thành phần của mình, Đảng không chỉ kết nạp giai cấp công nhân mà còn kết nạp cả những thành viên ưu tú thuộc giai cấp nông dân trí thức và các thành phần khác thông qua quá trình giác ngộ, rèn luyện và tự nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng. Đảng cũng đã khẳng định rằng, để đảm bảo và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tọc trong tất cả các thời kì của cách mạng. Trong quá trình rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác.

4. Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng cộng sản Việt Nam

Cùng với việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò quyết định của Đảng cộng sản với cách mạng Việt Nam và bản chất giai cấp công nhân của Đảng, để xây dựng được Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh, lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, Người cũng chỉ rõ những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có mối quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán, vô tổ chức.

4.2 Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:

Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Theo Người, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau, liên hệ với vấn đề dân chủ tập trung; lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan; phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn vô chính phủ. Kết quả là hỏng việc.

4.3 Nguyên tắc tự phê bình và phê bình:

Đây là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển Đảng, vì Người cho rằng mỗi đảng viên trước hết phải thấy rõ mình, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, cũng giống như phải tự soi gương rửa mặt hàng ngày.Tự phê bình và phê bình không những là vấn đề của khoa học cách mạng, mà còn là nghệ thụật cách mạng, vì vậy, Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộ Đảng trừ trên xuống dưới không những phải “luôn luôn dùng” mà còn “khéo dùng cách phê bình và tự phê bình”; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, “phải có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

4.4 Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác:

Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ đảng viên. Từ việc phải tuân thủ kỷ luật của Đảng, mỗi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối không được ai cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Ý thức kỷ luật đó là ý thức của giai cấp công nhân, ý thức của Đảng của giai cấp công nhân.

4.5 Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng:

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Để xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người thường nêu những yêu cầu, như: phải thực hành và mở rộng dân chủ trong nội bộ để mọi bộ cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra, như: tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức, quyền, danh, lợi.

5. Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong quy định của hiến pháp qua các thời kỳ cách mạng

6. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Quân đội luôn thống nhất chặt chẽ

7. Điều kiện kết nạp đảng viên mới nhất

Dưới đây là quy định cụ thể về điều kiện kết nạp đảng viên:

(1) Về tuổi đời.

– Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

– Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:

+ Có sức khoẻ và uy tín;

+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;

+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(2) Về trình độ học vấn

– Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

– Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.

(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.

Đáp ứng các điều kiện trên, trong quá trình xem xét kết nạp người vào đảng còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ

Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

(8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Đáp ứng các điều kiện vừa nêu, quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng.

Căn cứ:

– Điều lệ Đảng 2011;

– Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 về thi hành Điều lệ Đảng;

– Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 28/9/2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.