Luật Giáo dục đại học 2012, 08/2012/QH13

Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học

Chiều ngày 18/06/2012, đại đa số các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông quaLuật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, các hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên… Trong đó, đáng chú ý là Quốc hội đã quyết định trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh, chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh; xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… Đồng thời, nhằm đánh giá uy tín, chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý Nhà nước và ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được phân tầng, xếp hạng dựa trên các tiêu chí chính như: Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo, cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học… . Đối tượng chịu sự điểu chỉnh của Luật Giáo dục đại học bao gồm các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013. Xem thêm: Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018: Toàn bộ điểm mới nhất

Xem chi tiết Luật 08/2012/QH13 tại đây