1. Khái niệm
a) Quyết định là có ý kiến dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó, chọn một trong các khả năng sau khi đã có sự cân nhắc.
b) Quyết định hành chính là việc lựa chọn của chủ thể Quyết định về một hoạt động một số phương án để thực hiện công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
c) Quyết định hành chính nhà nước là mệnh lệnh điều hành của chủ thể Quyết định hành chính nhà nước để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước
Quyết định quản lý hành chính nhà nước vừa được coi là phương tiện quản lý hành chính nhà nước, vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Số lượng và chất lượng của quyết định quản lý hành chính nhà nước sẽ phản ánh chất lượng hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước cần nắm vững nguyên lý chung về quyết định quản lý hành chính
Để ảm bảo tính nhất quán, và để nhấn mạnh quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của chủ thể quản lý nhà nước, dùng quyết định làm phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý hành chính, thì nên quan niệm về quyết định quản lý hành chính nhà nước như sau:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước là kết quả hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước được thể hiện dưới một hình thức nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, do tính chất khác nhau của chủ thể quản lý hành chính nhà nước và các chủ thể khác, nên để tìm ra đặc trưng của quyết định quản lý hành chính nhà nước so với các quyết định khác, chúng ta cần tìm hiểu sự khác biệt giữa tổ chức hành chính nhà nước và các tổ chức khác:
+ Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước không thể làm quyết định theo ý chí, mong muốn chủ quan của mình. Bởi các tổ chức hành chính và các chủ nhân được coi là chủ thể khi họ được quyền (sử dụng quyền nhà nước), mà quyền lực nhà nước mang tính phục vụ lợi ích chung, các chủ thể chỉ là đại diện cho nhà nước, vì lợi ích của nhà nước.
+ Do chủ thể ban hành quyết định được sử dụng quyền lực nhà nước, mà tính chất cơ bản của quyền lực nhà nước là tính cưỡng chế, do đó nó có tính bắt buộc đối với các chủ thể khác có liên quan đến vấn đề mà quyết định quản lý hành chính nhà nước đề cập đến.
+ Quyết định do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành hướng tới mục tiêu không chỉ của tổ chức hành chính mà còn hướng tới mục tiêu chung của quốc gia.
+ Môi trường để các nhà hành chính ban hành quyết định khác với các tổ chức khác, bao gồm nhiều yếu tố tác động như ảnh hưởng của cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, cá nhân công dân, đảng phái, tổ chức chính trị, xã hội cũng như các nhóm lợi ích trong xã hội. Quyết định được ban hành trên cơ sở luật do cơ quan lập phấp ban hành và nhằm thực thi luật (phụ thuộc vào nội dung của luật, theo thẩm quyền của chủ thể được quy định trong luật, quyết định của cơ quan hành chính cấp trên). Ngoài ra, việc ban hành quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn phải tính đến lợi ích của các nhóm lợi ích trong xã hội.
+ Quy trình thủ tục ban hành quyết định quản lý hành chính không tự do như các tổ chức khác mà chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về thủ tục.
+ quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước (hoạt động thực thi quyền hành pháp): quản lý hành chính nhà nước là sự tác động điều chỉnh các hành vi và quá trình xã hội, khi xuất hiện vấn đề cần điều chỉnh, các chủ thể ban hành quyết định. Như vậy, hệ quả của việc ban hành quyết định se là: làm phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực cần điều chỉnh.
b) Tính chất của quyết định quản lý hành chính nhà nước.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số tính chất của Quyết định quản lý hành chính nhà nước (QĐQLHCNN) như sau:
Xem thêm : Uống nước chanh có tốt cho bà bầu?
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của nhà nước bởi vì nó là kết quả sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền nhân danh nhà nước vì lợi ích của nhà nước. Quyết định quản lý hành chính mang quyền lực nhà nước, ý chí đơn phương của nhà nước mà mọi chủ thể khác đều buộc phải tuân theo nếu họ thuộc phạm vi tác động của quyết định.
+ Quyết đinh quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý, thể hiện ở hệ quả của pháp lý mà quyết định mang lại. QĐQLHCNN làm thay đổi hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính: hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý hành chính; đặt ra, đình chỉ, sửa đổi bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính; phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tinh dưới luật. Tính chất này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật. Điều này có nghĩa là, nội dung và hình thức của quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và phải tuân thủ Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp; ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
+ Quyết định hành chính nhà nước được ban hành để thực hiện quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền hành pháp.
2/ Phân loại Ý nghĩa phân loại quyết định quản lý hành chính nhà nước là giúp ích cho việc nghiên cứu và giúp cho việc ban hành cũng như tổ chức thực nhiện quyết định quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả hơn.
Các tiêu chí phân loại: tính chất pháp lý, chủ thể ban hành, trình tự ban hành, hình thức, nội dung cụ thể theo ngành và lĩnh vực quản lý, phạm vi hiệu lực…
a) Căn cứ vào chủ thể ban hành: Quyết định quản lý hành chính nhà nước chia thành:
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Thủ tướng chính phủ
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Bộ trưởng
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của UBND
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Chủ tịch UBND
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước liên tịch…
b) Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của quyết định
Quyết định quản lý hành chính nhà nước chia thành:
+ Quyết định có hiệu lực lâu dài được áp dụng cho đến khi có quyết định hành chính khác thay thế khác.
Xem thêm : Làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau bao lâu được nhận tiền?
+ Quyết định có hiệu lực trong một thời gian nhất định – là những quyết định có ghi rõ thời gian có hiệu lực, tùy thuộc vào thời gian giải quyết vấn đề.
+ Quyết định có hiệu lực một lần chỉ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
- Căn cứ vào cấp hành chính
Quyết định quản lý hành chính nhà nước được phân thành:
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước cấp Trung Ương: Do các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ban hành.
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước cấp địa phương: Do các cơ quan hành chính nhà nước địa phương ban hành như cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn.
d) Căn cứ theo lĩnh vực
Theo lĩnh vực, quyết định quản lý hành chính nhà nước được phân thành:
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực kinh tế.
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực văn hoá.
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục.
e) Căn cứ theo hình thức thể hiện
Theo đó, ta có:
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới dạng văn bản.
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới dạng lời nói: được sử dụng để điều hành hoạt động nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước hoặc để giải quuêyết những công việc cụ thể, gấp rút…
- + Quyết định quản lý hành chính nhà nước được thể hiên dưới hình thức biển báo, tín hiệu, ký hiệu.
f) Căn cứ vào tính chất và nội dung
Đây là cách phân loại cơ bản nhất và có tính thực tiễn nhất. Theo cách phân loại này, quyết định quản lý hành chính nhà nước được phân thành:
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước chủ đạo (quyết định cơ bản): là những quyết định đề ra các chính sách, nhiệm vụ, biện pháp lớn có tính chất chung. Nó là cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính quy phạm và nó là công cụ định hướng trong thực hiện lãnh đạo của hệ thống hành chính nhà nước.
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước quy phạm: là quyết định ban hành các quy phạm pháp luật hành chính và là cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính, cụ thể:
- Đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mới nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh mà chưa có luật, pháp lệnh điều chỉnh.
- Cụ thể hoá các quy phạm Pháp luật hành chính hiện hành.
- Sửa đổi những quy phạm pháp luật do Quốc hội hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
- Sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành.
- Thay đổi vi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hành về thời gian, không gian và đối tượng thi hành.
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt:
Quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt là quyết định do các chủ thể quản lý hành chính có thẩm quyền ban hành trên cơ sở quyết định quy phạm hoặc trên cơ sở quyết định quản lý hành chính cá biệt của cấp trên nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước.
Việc ban hành quyết định quản lý hành chính cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể (quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể cụ thể).
Quyết định quản lý hành chính cá biệt có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay nhằm đảm bảo cho nền hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ trước xã hội, duy trì được trật tự quản lý hành chính nhà nước. Tính bắt buộc thi hành ngay ràng buộc đối với cả cơ quan hành chính nhà nước, công dân, tổ chức:
- Đối với công dân, tổ chức khi nhận được quyết định hành chính cá biệt thì phải thi hành ngay nghĩa vụ mà quyết định đòi hỏi, cho dù đương sự cho rằng quyết định hành chính này là bất hợp phát, bất hợp lý; sau đó thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện của mình. Trong quá trình khiếu nại, khiếu kiện vẫn phải thực hiện quyết định, trừ một số trường hợp theo luật định.
- Đối với cơ quan hành chính, nếu quyết định tạo ra cho công dân, tổ chức một quyền lợi, họ yêu cầu được hưởng quyền lợi đó thì cơ quan hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ thoả mãn ngay đòi hỏi đó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp