Bị bóng đè nên làm gì? Dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa

Bạn thường hay nghe dân gian truyền tai về hiện tượng bóng đè khi ngủ. Thực chất hiện tượng này có phải hiện tượng tâm linh như lời đồn? và làm sao để tránh bị bóng đè? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Một hiện tượng tâm linh mà bạn thường được kể nhất chắc hẳn là “bóng đè”. Ông bà xưa hay bảo rằng đó là hiện tượng bị “ma” ép lên ngực làm ta không thể cử động và thở được.

Nhưng sự thật có thật là vậy hay không? Ai là đối tượng dễ bị bóng đè? Có cách nào tránh được hiện tượng đáng sợ này không? Hãy tìm hiểu các thông tin ngay bên dưới nhé.

1Bóng đè là gì? Dấu hiệu bị bóng đè

Hiện tượng bóng đè hay ma đè hoàn toàn không phải là hiện tượng tâm linh do “người âm” hay “thần thánh” gây ra, cũng không phải do người bệnh bị “yếu bóng vía” mà bị. Hiện tượng này được gọi là chứng liệt do ngủ, thường xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc ngay khi thức giấc.

Khi bị bóng đè, người bệnh thường cảm thấy như bị ai đó đè lên ngực, mặc dù hoàn toàn tỉnh táo, có ý thức nhưng người bệnh gần như liệt toàn thân và không thể cử động tay chân.

Hiện tượng bóng đè

Theo các nghiên cứu của ngành tâm lý thần học, đây là hiện đây là hiện tượng phổ biến trên cả thế giới khi số liệu cho thấy có 10-40% dân số thế giới ít nhất bị bóng đè 1 lần. Nhưng đây là hiện tượng không nguy hiểm đến tính mạng và thường xuất hiện cùng lúc với những vấn đề rối loạn giấc ngủ khác.

Triệu chứng của hiện tượng bóng đè:

  • Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thỉnh thoảng nhiều lần trong 1 đêm.
  • Hiện tượng này kéo dài không quá lâu, thường từ vài giây đến vài phút.
  • Người bệnh rơi vào trạng thái không thể di chuyển do liệt toàn thân nhưng vẫn tỉnh táo. Lúc này bản thân người bị bóng đè rất sợ hãi và có thể bị ảo giác, khó thở, cảm giác như cái chết đang đến gần.
  • Một vài trường hợp còn bị đau đầu, đau cơ, ra nhiều mồ hôi hay hoang tưởng.
  • Sau khi bị người bệnh có thể cảm thấy lo âu và buồn.

2Ai có nguy cơ cao bị bóng đè?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy giấc ngủ chia làm chu kì, mỗi chu kì có 2 pha: Pha ngủ nhanh và pha ngủ chậm. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Ngoài ra, bóng đè thường xảy ra khi hormone trong cơ thể tiết ra để ngăn cản giấc mơ nhưng lúc đó não bộ đã hoàn toàn tỉnh giấc.

  • Người hay bị thiếu ngủ, bị stress, bị trầm cảm, mắc các bệnh về đau đầu, ngủ không theo giờ nhất định hay phải làm việc theo ca.
  • Ngủ không đều, bị say máy bay, đặc biệt là các chuyến bay phải bay qua nhiều vĩ tuyến.
  • Nếu gia đình người bệnh thường bị, họ cũng có thể bị.
  • Nằm ngủ tư thế sấp hoặc ngửa quá lâu.
  • Người hay mắc chứng ngủ rũ (ngủ gật không kiểm soát, bất kỳ lúc nào vào ban ngày).

3Bi bóng đè nên làm gì?

Khi rơi vào trạng thái bóng đè, cơ thể sẽ trở nên căng cứng và mệt mỏi lúc này bạn cần thả lỏng cơ thể, giữ trạng thái thư giãn, bình tĩnh và thực hiện theo một số phương pháp sau:

  • Thực hiện các cử động nhẹ: Khi bị bóng đề nếu cố gắng cử động là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng thực hiện vận động nhẹ nhàng ở các đầu ngón tay, ngón chân và cơ mặt để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác tê cứng.
  • Tập trung vào việc thở đều: Một trong những phương pháp hiệu quả để thoát khỏi trạng thái bị bóng đè là thở đều và giữ tâm trạng được bình tĩnh. Bạn càng sợ hãi và cố gắng vùng vẫy thì sẽ làm gia tăng áp lực lên ngực, khiến cơ thể càng ngày càng mệt mỏi và uể oải.
  • Tạo những âm thanh nhỏ: Khi bị bóng đè, bạn nên cố gắng tạo ra những âm thanh nhỏ từ cổ họng nhằm tạo tín hiệu cho người đang nằm gần bạn để họ có thể đánh thức bạn thoát khỏi trạng thái bóng đè.
  • Giữ tâm trạng bình thản: Sau khi thực hiện các phương pháp trên nhưng vẫn không đem lại hiệu quả, thì lúc này bạn cần giữ cho tinh thần ổn định, thư giãn. Nếu cố gắng chống lại, vùng vẫy sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải khi thức giấc.

4Mẹo ngủ để không bị bóng đè

  • Tránh các tư thế nằm sấp vì tư thế này có thể làm bạn khó thở và ảnh hưởng đến các cơ.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng phải chuẩn bị một không gian thoáng mát, tư thế nằm thoải mái, quần áo khi ngủ cũng phải đủ rộng để máu lưu thông và tránh thói quen “ngày ngủ, đêm thức”.
  • Ngay trước khi ngủ hãy cố gắng giảm thiểu các tác nhân gây lo âu, căng thẳng.
  • Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc. Trong nghiên cứu của tác giả Sharpless BA – Đại học Washington (Mỹ), các chuyên gia về tâm thần cho biết, để tránh hiện tượng này bạn cần lập thời gian ngủ của mình để có thể ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Nếu bạn đang rơi vào hiện tượng này, đừng cố thoát ra mà hãy ngủ tiếp vì nếu cố “vùng vẫy” chỉ làm bạn kiệt sức mà thôi dù nó hơi đáng sợ.

Tham khảo: Nếu khó ngủ, hãy thử ngay phương pháp ‘ngủ trong 10 giây’ trong quân đội

5Một số lưu ý để có một giấc ngủ ngon

  • Không uống trà hoặc cà phê đậm từ 3-5 tiếng trước khi ngủ.
  • Không nên ăn quá no hoặc sử dụng rượu bia trước khi ngủ vì đó là nguyên nhân làm não bộ bỏ qua giai đoạn “ngủ nhẹ” và “tiền ngủ sâu”, dễ dẫn đến bóng đè.

Bóng đè hoàn toàn không phải là hiện tượng do một đấng thần linh hay người vô hình nào gây ra và cũng không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bạn, tuy nhiên nó cũng gây một số ảnh hưởng nhất định đến tinh thần của bạn sau khi gặp phải.

Tham khảo: Sau ăn bao lâu mới nên đi ngủ?

Do đó bạn cần có những biện pháp phòng ngừa và xử lý khi bị. Hy vọng các kiến thức sức khỏe mà Bách hóa XANH tổng hợp bên trên có thể giúp bạn vượt qua vấn đề bóng đè và có giấc ngủ ngon hơn.

Chọn mua trà hoa cúc chất lượng tại Bách hóa XANH nhé:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH