Nêu đặc điểm khí hậu miền bắc và đông bắc bộ , miền Tây Bắc và bắc trung bộ. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó? – Olm

Câu 1 :

Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. -Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

Câu 2:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

– Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

– Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

– Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

– Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

So sánh :

Tiêu chí

Đông Bắc

Tây Bắc

Phạm vi

ở tả ngạn sông Hồng

hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

– Vòng cung.

– Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

– Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

– Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

– Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Hình thái núi

– Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

– Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao <100 m.

– Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

– Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

– Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

– Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

– Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

Câu 3: ko biết lm !