Nghiệp vụ thị trường mở: mua và bán trái phiếu chính phủ

Hiện nay, thị trường trái phiếu đã và đang trên đà phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp. Các chế độ pháp lý điều chỉnh cho hoạt động của thị trường trái phiếu đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ từ cấp trên đến cấp dưới. Trong đó trái phiếu chính phủ là thị trường đóng vai trò quan trọng trong thị trường trái phiếu. Vậy chính phủ mua trái phiếu trên thị trường mở như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chính Phủ Mua Trái Phiếu Trên Thị Trường Mở

chính phủ mua trái phiếu trên thị trường mở

1. Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu được biết đến là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán trái phiếu giữa các nhà đầu tư, tổ chức phát hành hoặc trung gian môi giới. Đây là nơi các tổ chức phát hành công cụ trái phiếu để thực hiện việc huy động vốn cho hoạt động của mình.

Người nắm giữ trái phiếu được gọi là trái chủ, bên phát hành có trách nhiệm trả lãi cho trái chủ cùng với toàn bộ số vốn vào thời điểm đáo hạn.

Thị trường trái phiếu được chia thành rất nhiều loại phù hợp với từng đặc điểm và chức năng của nó. Tùy theo nhu cầu của nhà đầu tư mà có thể chọn và sở hữu loại trái phiếu phù hợp với mục tiêu đầu tư đã đề ra. Đặc điểm của trái phiếu

  • Trái phiếu có kỳ hạn: Mỗi trái phiếu được phát hành đều có quy định kỳ hạn cụ thể. Trái phiếu có thể là ngắn hạn (từ 01 đến 05 năm), trung hạn (từ 05 đến 12 năm) và dài hạn (từ 12 đến 30 năm).
  • Trái phiếu có mệnh giá niêm yết là 100.000 VNĐ và bội số của 100.000 VNĐ nếu phát hành tại thị trường Việt Nam. Giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi sự thay đổi lãi suất trên thị trường.
  • Trái chủ nhận được lợi tức cố định đối với các trái phiếu đã quy định trước mức lãi suất áp dụng trên trái phiếu.
  • Trái chủ được ưu tiên thanh toán tài sản thanh lý nếu tổ chức phát hành bị phá sản.
  • Trái chủ không có quyền biểu quyết, tác động đến quyết định của công ty phát hành.

Hiện nay, trên thị trường có 5 loại thị trường trái phiếu phổ biến như sau:

  • Thị trường trái phiếu chính phủ
  • Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh
  • Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
  • Thị trường trái phiếu quốc tế

2. Trái phiếu chính phủ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định về khái niệm trái phiếu chính phủ, theo đó Trái phiếu Chính phủ được hiểu là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, trái phiếu trong thị trường trái phiếu chính phủ được phát hành, có thời hạn, có mệnh giá và lãi suất với mục đích chính là huy động vốn cho ngân sách nhà nước và là nơi để chính phủ thực hiện biện pháp quản lý lượng tiền trên thị trường, chống lại tình trạng lạm phát nếu xảy ra.

Chính phủ dùng trái phiếu để huy động vốn cho nhà nước có thêm ngân sách nhằm thực hiện những dự án đầu tư có phạm vi trong nước, hoặc những chương trình do nhà nước tổ chức. Hay nói cách khác, trái phiếu chính phủ chính là cách thức để nhà nước vay vốn cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, nhà nước phải trả nợ và thực hiện những quyền lợi cho người sở hữu trái phiếu chính phủ.

Hình thức ban đầu của trái phiếu chính phủ áp dụng phổ biến là hình thức chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ. Hiện nay, có 03 loại trái phiếu Chính phủ đó là:

  • Tín phiếu kho bạc
  • Trái phiếu kho bạc
  • Công trái xây dựng Tổ quốc

Lãi suất trái phiếu Chính phủ được hiểu là tỷ lệ phần trăm dựa giá trị mệnh giá trái phiếu mà chủ sở hữu được hưởng. Theo đó vào các kỳ trả lãi theo như điều kiện, điều khoản của trái phiếu mà chủ sở hữu đang năm giữ nhà phát hành phải thanh toán theo tỉ lệ lãi hàng năm đã được quy định.

Hiện nay, lãi xuất trái phiếu Chính phủ sẽ được thông báo khi trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán và khi người sở hữu mua được trái phiếu Chính phủ thì lãi suất trái phiếu sẽ được ghi trên trái phiếu mà nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường sở hữu.

Chủ thể đại diện phát hành trái phiếu chính phủ chính là Bộ tài chính và luôn được phát hành từ Bộ tài chính. Bộ tài chính sẽ ủy quyền xuống cho Kho bạc nhà nước để phát hành trái phiếu dưới dạng đầu thầu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì Trái phiếu chính phủ được phát hành theo 03 phương thức sau đây: đấu thầu, bảo lãnh hoặc bán lẻ.

Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ được bán với giá 100.000 đồng và bội của 100.000 đồng.

3. Chính phủ mua trái phiếu trên thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ của chính sách tiền tệ liên quan đến việc mua bán các giấy tờ có giá để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Ví dụ, khi Ngân hàng Trung ương muốn tăng cung tiền thì sẽ mua tín phiếu kho bạc từ các ngân hàng thương mại và công chúng. Số tiền ngân hàng trung ương trả cho các ngân hàng thương mại và công chúng làm tăng tiền dự trữ của các ngân hàng. Chính sự dự trữ dư thừa đó sẽ cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay. Điều này dẫn đến kết quả là lượng tiền cung ứng trên thị trường sẽ tăng lên theo đúng mục đích của ngân hàng trung ương.

Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với các loại giấy tờ có giá thông qua hình thức đấu thầu. Các loại giấy tờ có giá được phép mua bán trong nghiệp vụ thị trường mở bao gồm:

  • Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
  • Trái phiếu Chính phủ (bao gồm: Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc, Trái phiếu công trình Trung ương, Công trái xây dựng Tổ quốc…)
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
  • Trái phiếu Chính quyền địa phương

Về mặt lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh lượng cung tiền thông qua bất kỳ loại giấy tờ có giá nào trong thị trường mở. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết các loại giấy tờ có giá đều không sẵn sàng để trao đổi vì tính thanh khoản khá thấp. Vì vậy, để nghiệp vụ thị trường mở diễn ra một cách hiệu quả, ngân hàng trung ương cần phải mua bán các loại giấy tờ có giá thật nhanh chóng, tiện lợi để điều chỉnh cung tiền kịp thời với từng thời điểm thích hợp.

Các điều kiện trên đòi hỏi loại giấy tờ này phải được trao đổi linh hoạt. Đồng thời, chúng còn phải đáp ứng các giao dịch mà không làm bóp méo hay đổ vỡ thị trường. Ở hầu hết các quốc gia, Trái phiếu Chính phủ thường được ngân hàng trung ương sử dụng trong thị trường mở vì nó đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề chính phủ mua trái phiếu trên thị trường mở, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về chính phủ mua trái phiếu trên thị trường mở vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp.