Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không? Đọc ngay để phòng tránh!

Khoai lang tím là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nó có mặt trong bữa ăn hàng ngày của rất nhiều gia đình, đặc biệt là những chế độ ăn kiêng đặc biệt của những người có nhu cầu giảm cân, giảm mỡ. Tuy nhiên, khoai lang tím mọc mầm có ăn được không thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Nếu vẫn còn đang thắc mắc, còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không?

Theo các chuyên gia giải đáp câu hỏi “Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không?”, khoai lang tím khi mọc mầm thì vẫn có thể ăn được. Nguyên nhân là do thành phần có trong khoai lang tím không giống như khoai tây hay khoai sọ, nên ngay cả khi mọc mầm, chúng cũng không bị biến đổi chất hay sản sinh ra chất độc hại.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không khuyến khích ăn mầm khoai lang. Vì vậy, khi phát hiện khoai lang tím bị mọc mầm, bạn gọt bỏ phần bị mọc mầm, rửa sạch và ngâm với nước muối trong 10 phút trước khi chế biến.

Phân biệt khoai lang tím mọc mầm và khoai lang bị hỏng

Sau khi biết được “Khoai lang tím mọc mầm có ăn được không?”, nhiều người vẫn thường xuyên nhầm lẫn mầm khoai lang với khoai lang bị hỏng. Khoai lang mọc mầm rất dễ kéo theo nấm mốc. Nấm và mốc thường tụ lại thành các đốm xanh, đen, nâu trên vỏ khoai. Bạn cũng có thể cảm nhận được mùi vị và hương thơm của khoai đã bị biến đổi nghiêm trọng.

Đây chính là nguồn cơn trực tiếp gây ra các cơn ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm.

Nếu không may ăn phải khoai lang tím bị hỏng, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường như: Nôn mửa, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy,… Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa yếu như người già và trẻ em, ăn khoai lang tím bị nấm mốc thậm chí có thể gây nguy hiểm về tính mạng.

Vì sao khoai lang tím bị mọc mầm?

Nhiều bà nội trợ khẳng định rằng mình đã bảo quản khoai lang tím rất cẩn thận nhưng vẫn xảy ra tình trạng mọc mầm. Điều này là do nhiệt độ trong nhà thường ở mức 21 độ C. Đây chính là mức nhiệt độ tối ưu để khoai lang mọc mầm. Như vậy, chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy từ thân khoai nhú lên các mầm nhỏ, màu tím.

Khoai lang tím chỉ duy trì được trạng thái không mọc mầm từ 12 – 14 độ C. Để giữ khoai ở nhiệt độ này trong nhà là rất khó. Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng khoai lang tím mọc mầm, tốt nhất khi mua khoai về bạn nên ăn luôn, tránh để quá lâu khiến kết cấu và mùi vị của khoai sẽ bị ảnh hưởng, khoai lang tím không còn được tươi ngon như ban đầu.

Chọn lựa, chế biến và bảo quản khoai lang tím như thế nào?

Chọn lựa, chế biến và bảo quản khoai lang tím đều là những bước vô cùng cần thiết để bạn xây dựng nên thực đơn ăn uống ngon miệng dành cho gia đình. Chúng tôi đã tổng hợp lại một số mẹo nhỏ bếp núc bổ ích mà chị em không thể bỏ qua!

Chọn lựa khoai lang tím

Để chọn được củ khoai ngon, khi nấu có mùi thơm, vị ngọt, kết cấu mềm dẻo, bạn chú ý nên mua những củ khoai còn tươi, khô ráo, cứng cáp, không bị thâm, dập hay nứt thân. Bạn cũng không nên chọn mua những củ khoai quá to vì đây là khoai lang tím đã bị già, xơ nhiều, vị ngọt cũng không còn nhiều. Những củ khoai bị nứt thân cũng có nguy cơ cao đã bị côn trùng cắn phá, tức là đã bị hỏng, khi nấu sẽ thấy vị đắng, khó ăn.

Cách chế biến

Tốt nhất, bạn nên luộc, nấu hoặc nướng để giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất dồi dào có trong khoai. Bạn nên hạn chế xào khoai, rán khoai vì dầu mỡ sẽ khiến cho tinh bột có trong khoai bị biến đổi. Người ăn sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Cách bảo quản

Đối với khoai lang tím chưa chế biến, bạn để ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ thấp và bọc khoai trong túi kín. Bạn không nên bảo quản khoai trong tủ lạnh vì khoai rất dễ bị héo, mất mùi vị và hỏng nhanh hơn.

Nếu muốn bảo quản những món ăn chế biến từ khoai lang, bạn nên đựng trong hộp kín, khô ráo và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Bạn nên ăn càng sớm càng tốt vì để quá lâu sẽ khiến khoai bị bị ám mùi từ các loại đồ ăn khác.

Tóm lại, khoai lang tím mọc mầm có ăn được không? Khoai lang tím mọc mầm vẫn có thể ăn được mà không gây ra vấn đề tiêu cực nào đến sức khỏe. Nhưng bạn cần chế biến kỹ, đồng thời quan sát các dấu hiệu bất thường trên bề mặt vỏ khoai để loại bỏ khoai bị hỏng nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp