Khi còn trẻ chúng ta có thật nhiều ước mơ và kế hoạch, cho công việc, cho tình yêu và cả những chuyến đi. Chinh phục những ngọn núi cao có nằm trong kế hoạch của bạn không?
Cùng Meditours tìm hiểu 10 ngọn núi đẹp nhất Việt Nam nhé!
Bạn đang xem: Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam
1.Fansipan 3143m (Lào Cai)
Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, Fansipan có độ cao lên tới 3.143m so với mực nước biển và là địa điểm leo núi mà nhiều nhà leo núi muốn chinh phục cả trong và ngoài nước
Để chinh phục Fansipan, bạn có thể đi theo nhiều con đường nhưng phổ biến nhất vẫn là đường đi từ Trạm Tôn với lịch trình 2 ngày 1 đêm và nếu đi từ Bản Cát Cát thì lịch trình là 3 ngày 2 đêm
Điều đặc biệt là Fansipan được mệnh danh là ngọn núi cao nhất Đông Dương nhưng các cung đường trekking chinh phục ngọn núi này khá dễ, thích hợp cho tất cả mọi người, kể cả những bạn nhỏ 9 – 10 tuổi và mọi ngành nghề, dù là những người ít vận động thì cũng có thể chuẩn bị cho hành trình trekking chỉ với và tuần luyện tập
2. Pusilung 3.083m (Lai Châu)
Pusilung còn được gọi là nóc nhà của biên giới
Điều đặc biệt là Pusilung còn là một trong những ngọn núi có cung đường trekking dài nhất với tổng quãng đường có thể lên tới 60km và hành trình chinh phục ngọn núi này thường kéo dài 3 ngày 2 đêm
Vì nằm ở biên giới Việt Trung nên để có thể trekking trên ngọn núi này bạn cần được sự đồng ý của đồn biên phòng Pa Vệ Sử
Pusilung
3. Putaleng 3.049n (Lai Châu)
Xem thêm : Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Để chinh phục Putaleng thường có nhiều cung đường nhưng cung đường phổ biến nhất xuất phát từ xã Hồ thầu – Tam Đương – Lai Châu và điểm kết thúc nằm ở xã Tả Lèng – Tam Đường – Lai Châu
Hành trình chinh phục Pu Ta Leng đi qua nhiều dạng địa hình, thảm thực vật. Đặc biệt, trên hành trình đi qua rừng nguyên sinh với những thân cây cổ thụ hàng trăm năm. rêu và địa y phủ kín các cây cổ thụ đến cả những tảng đá bên đường. Cảm giác rùng rợn khi đi qua những đoạn rừng âm u, chỉ lọt vài tia nắng hay khung cảnh lãng mạn của những cây Đỗ Quyên già thả từng đám hoa Đỗ Quyên xuống trước mặt chắc chắn sẽ là những kỷ niệm khó quên của những người đi qua
4. Bạch Mộc Lương Tử – Ky Quan San 3.046n (Lào Cai, Lai Châu)
Là ngọn núi cao thứ 4 của Việt Nam, Bạch Mộc Lương Tử có độ cao 3.046m và nằm trên ranh giới tự nhiên của Lai Châu và Lào Cai
Bạch Mộc Lương Tử từ lâu đã nổi tiêngs với địa danh “Bình minh trên mây cao”. Đây là một địa điểm cực hot với những tín đồ thích chinh phục các cung đường rừng, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm các hoạt động cắm trại, BBQ trên rừng núi
5. Phàn Liên San – Khang Su Văn 3.012m (Lai Châu)
Tên Thật của ngọn núi này đến bây giờ vẫn đang là một dấu chấm hỏi khi mà ngày xưa, nó thường được gọi là Khang Su Văn. Một thời gian dài sau đó, cái tên Khang Su Văn thường bị nhầm với đèo Khang Su Văn nên người ta lại đặt cho nó cái tên khách là Phàn Liên San. Tuy thế, chóp innox trên đỉnh của nó lại mang tên Khang Su Văn, vì thế mà rất khó để xác định đâu mới là tên thật của Phàn Liên Hoa
Hành trình chinh phục ngọn núi này nằm ở tuyến đường biên giới Việt Trung và quãng đường đi qua cột mốc 79 – Đây chính là cột mốc cao nhất Việt Nam
6. Tả Liên Sơn 2.996m (Lai Châu)
Với độ cao suýt soát 3000m so với mực nước biển, Tả Liên Sơn là ngọn núi cao thứ 6 tại Việt Nam. Đỉnh núi còn có tên gọi khác là Cổ Trâu – Cái tên này có lẽ xuất phát từ hướng nhìn của người địa phương. Từ chân núi nhìn lên, đỉnh núi này cao vời vợi, hùng vĩ, mạnh mẽ như những con trâu mộng sống trong rừng nguyên sinh nơi đây
Tả Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng – Tam Đường – Lai Châu. Khu rừng Tả Liên với thảm thực vật đa dạng. Những tán cây cổ thụ hàng trăm năm bám đầy rêu phong kết hợp với thảm hoa trà trắng xoá rụng khắp đường đi và những lá phong đỏ rực kết hợp lại tạo nên một khung cảnh vừa lãng mạn vừa huyền bí, chẳng khác nào khu rừng trong các truyện cổ tích.
Từ trên đỉnh núi, bạn có thể ngắm trọn thành phố Lai Châu xinh đẹp giữa khung cảnh núi rừng hùng vĩ
7. Tà Chì Nhù – Pú Luông 2.979m (Yên Bái)
Tà Chì Nhù nằm trong khu vực bản Xà Hồ – Huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái. Vào mùa săn mây ngọn núi này được mệnh danh là thiên đường mây dưới hạ giới khi bạn có thể dễ dàng bắt gặp biển mây dù đi vào ngày nào. Bởi địa hình chủ yếu là đồi trọc . Vì thế, nếu không phải mùa săn mây – Những ngày nắng nóng, nơi đây chẳng khác nào “Vương quốc của nắng và gió”, và nếu có lỡ muốn đi vào những ngày này thì nếu không may mắn, nơi đây chẳng khác nào “Hoả Diệm Sơn” làm bạn “nóng chảy mỡ”.
Xem thêm : Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện
Đến Tà Chì Nhù, bạn rất dễ bắt gặp những loại gia súc của bà con nơi đâu thả trên núi như ngựa, dê, trâu, bò…
8. Pờ Ma Lung 2.967m (Lai Châu)
Là ngọn núi làm thay đổi danh sách 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, Pờ Ma Lung mới chỉ được phát hiện gần đây
Tuyến đường chinh phục của đỉnh núi này nằm trên đường biên giới Việt Trung, con đường chinh phục đỉnh núi này xuất phát từ bản Bản Lang và hành trình cả đi và về kéo dài tới 40. Cung đường tekking Pờ Ma Lung khá khó nên hành trình thường kéo dài 2 ngày 1 đêm để du khách có thể vừa ngắm cảnh vừa đảm bảo thể lực
9. Nhìu Cồ San 2.965m (Lào Cai)
Với độ cao không quá chênh lệch với các ngọn núi phía trên, Nhìu Cồ San là địa điểm trekking được nhiều du khách lựa chọn. Với cảnh vật hoang sơ cùng thảm thực vật phong phú kết hợp cùng nhiều dạng địa hình mang đến cho nơi đâu nhiều cảnh quan khách biệt phân hoá từ cao đến thấp, giúp tăng tính trải nghiệm của những khách tham quan.
Đặc biệt, Nhìu Cồ San là nơi khởi đầu của con đường đá cổ đi xuyên rừng phong dài tới 80km . Có lẽ nhiều người không biết đến con đường đá cổ này, nó có tên là Pavi và được người Pháp Xây dựng để phục vụ vận chuyển vào những năm 1927 do lúc đó con đường đèo Ô Quy Hồ còn chưa được xây dựng. Quá trình xây dựng con đường này kéo dài tới 5 năm lấy đi bao nhiêu mồ hôi, xương máu của 5 vạn dân phu người Thái – Mèo ở vùng tự trị Tây Bắc
10. Chung Nhía Vũ 2.918m (Lai Châu)
Là ngọn núi kết thúc danh sách 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, CHung Nhía Vũ với độ cao 2918m, nằm ở xã Nậm Xa, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Hành trình chinh phục ngọn núi này đi qua đường biên giới Việt Trung và các cột mốc 83, 84, 85
Với địa hình bao gồm các con suối, rừng già, rừng trúc và con đường trekking không quá khó khăn, hành trình trekking Chung Nhía Vũ thường kéo dài 2 ngày 1 đêm và khá nhẹ nhàng cho tất cả mọi người.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp rất riêng đang chờ chúng ta khám phá. Nên còn đợi gì mà không xách ba lô lên và đi cùng những tour trekking đến các địa điểm nổi tiếng với Meditours nào bạn ơi!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp