1. Quặng Apatit. Có ở Lao Cai, là mỏ rất lớn, trữ lượng có thể lên tới 2 tỉ
tấn (tính đến độ sâu 900 m). Quặng apatit phân bố trên diện rộng, dễ khai thác. Là nguyên liệu cho CN hoá chất, phân bón
Bạn đang xem: Khoáng sản phi kim loại.
2. Quặng pyrit. Là nguyên liệu để sản xuất H2SO4. có ở nhiều nơi, lớn nhất là các mỏ pyrit ở Ba Vì (Hà Tây) cách Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc, mỏ nhất là các mỏ pyrit ở Ba Vì (Hà Tây) cách Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc, mỏ pyrit ở Thanh sơn (Phú Thọ) đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoá chất Lâm Thao. Trữ lượng cả nước 10 triệu tấn.
3. Quặng secpentin. Có ở xã Tế Lợi (Nông Cống, Thanh Hoá), cách Hà
Nội 170 km về phía Nam. Trữ lượng ~ 8 triệu tấn với hàm lượng SiO2 = 44,56%,
mgo = 32,04%, CaO = 0,46%, lượng mất khi nung = 12,2%.
4. Quặng graphit. Có ở xã Tiên An (Tiên Phước, Quảng Nam) cách thị xã
Xem thêm : Xới cơm 1 lần có sao không mà mẹ chồng nổi giận đùng đùng? Vậy xới cơm 1 lần có ý nghĩa gì?
Tam Kỳ 35 km về phía Tây. Mỏ đã được thăm dò trữ lượng ~ 506.000 tấn (tính ra graphit khoảng 90.000 tấn). Hàm lượng cacbon 18-20%, chất bốc 5-6%, độ ẩm 5-6%, độ tro 60-70%, U3O8 khoảng 0,0115%. Quặng thuộc loại dễ khai thác, tuyển quặng, hệ số bốc đất đá thấp (2,5-3,3 m3/tấn).
5. Cao lanh. Để SX sứ cao cấp, sứ mĩ nghệ. Nước ta có ở nhiều nơi. Tổng
trữ lượng ~ 50 triệu tấn. Các mỏ lớn có ở Thạch Khoán (Phú Thọ), cách thị xã Phú Thọ 35 km, cách bờ sông Đà 5 km (trữ lượng 3,2 triệu tấn). Mỏ Trại Mát
(Lâm đồng), cách Đà Lạt 9 km về phía Đông Bắc trên đường Nha Trang-Đà Lạt (trữ lượng ~ 11 triệu tấn).
6. Bentônit. Có ở Tam Bố, Di Linh (Lâm Đồng) nằm trên QL 20, cách Đà
Lạt 59 km, cách TP HCM 247 km. Mỏ đã được thăm dò tỷ mỉ. Thành phần hoá học chính: SiO2 = 57,73%; TiO2 = 0,78%; al2O3 = 1,11%; feo = 0,08%; mgo = 1,77%; CaO = 0,36%… lượng mất khi nung = 7,2%. Độ bền nhiệt sau khi natri hoá 4470C, xếp loại bentonit chất lượng cao.
7. Đá quí. Tập trung ở đới sông Hồng (kéo dài từ Lào Cai đến Sơn Tây).
Xem thêm : Cách làm thơ thất ngôn bát cú – Tổng hợp 50 bài thơ thất ngôn bát cú hay
Đang khai thác mỏ Tần Hương, Lục Yên (Yên Bái). Vùng Quì Hợp (Nghệ An) chủ yếu có rubi, saphia.
8. Sét xi măng. Tổng trữ lượng ~ 300 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương. Ngoài ra ở Trung Bộ cũng có nhiều.
9. Cát thuỷ tinh. Chủ yếu ở dọc duyên hải miền Trung (khoảng 1,1 tỉ tấn),
tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận. Có 2 mỏ chất lượng tốt nhất dùng để sản xuất pha lê (Vân Đồn-Quảng Ninh và Cam Ranh-Khánh Hoà).
10. Đá vôi. Rất phong phú ở Bắc Bộ, BTBộ. Ngoài ra ở Quảng Nam và
Kiên Giang (ít). Đây là nguyên liệu để làm chất trợ dung cho luyện gang; SX xi măng, làm đá ốp lát… Cảnh quan vùng núi đá vôi rất có giá trị về du lịch.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp