“Xới cơm 1 lần có sao không mà mẹ chồng em lại phản ứng như vậy”, cô gái chia sẻ trên mạng xã hội. Cô gái trẻ vừa mới về làm dâu được ngày đầu tiên. Đến bữa cơm, cô lấy bát xới cơm cho mẹ chồng. Vì bát nhỏ mà muôi to nên cô chỉ xới cơm 1 lần.
Nào ngờ, vừa đưa bát cho mẹ chồng, cô nhận được vẻ mặt bực tức của mẹ chồng. Bà còn nói: “Cảm ơn cô, nhà tôi có phúc 3 cưới được con dâu như cô “.
Bạn đang xem: Xới cơm 1 lần có sao không mà mẹ chồng nổi giận đùng đùng? Vậy xới cơm 1 lần có ý nghĩa gì?
Câu hỏi: “Xới cơm 1 lần có sao không?” của cô gái đã khiến nhiều người kinh ngạc. Nhưng đây không phải lần đầu tiên dâu mới “thất thố” như vậy.
Có cô gái còn bị mẹ chồng chỉ thẳng vào mặt mời ra cửa chỉ vì “xới cơm 1 lần” cho bố mẹ chồng. Cô bị bêu riếu là “vừa về đã úm bố mẹ chồng chết sớm để chiếm tài sản” khiến cô không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, chỉ biết khóc vì tủi thân.
Vậy xới cơm 1 lần có sao không?
Kiêng xới cơm 1 lần là tập tục từ xưa. Trong dân gian có câu: “Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn”. Do đó, việc xới cơm 1 lần được xem là hành động dành cho người đã khuất. Nếu đến bữa xới cơm 1 lần đưa cho người sống, đang khỏe mạnh sẽ có ý nghĩa không may mắn, nhiều người kiêng kỵ.
Ngoài ra, bát cơm cúng thường được xới có ngọn nên xới cơm hàng ngày bạn nên xới dưới miệng bát cơm, đừng vun đầy, có ngọn. Tuy nhiên, không ít người gặp lỗi này, nhiều khi chỉ xới 1 môi cơm to, thấy đầy bát thì thôi hoặc xới cơm vun đầy lên cho ‘đỡ phải xới”.
“Xới cơm 1 lần có sao không?”. Với người trẻ đa phần không sao cả, thậm chí nhiều người không chú ý đến chi tiết này nhưng người già lại dễ trạnh lòng. Ảnh minh họa Pressuarecookingtoday
Những kiêng kỵ khác khi ăn cơm
Để đũa lộn xộn
Xem thêm : Những người thích ăn nấm kim châm phải biết được những điều này
Trong phong thủy, việc để các đôi đũa lộn xộn, không đúng chiều là một đại kỵ. Những chiếc đũa dài ngắn, không đều hoặc đặt chéo lên nhau được cho là điều không may mắn, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cắm đũa vào bát cơm
Cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm làm người ta liên tưởng đến hình ảnh bát cơm cúng. Vì vậy, hành động này được coi là điềm xấu, điểm gở, tuyệt đối không được thực hiện.
Lấy đũa gõ bát
Người xưa quan niệm rằng, chỉ có ăn mày mới dùng đũa gõ bát để thu hút sự chú ý hoặc ở trong nhà hàng, khách gõ bạn khi thấy phục vụ quá chậm.
Chính vì thế, gõ bát đũa việc không lịch sự, tỏ ý hờn trách chủ nhà phục phụ không chu đáo.
Không cầm bát cơm lên khi ăn
Xem thêm : Cách làm nha đam mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả, an toàn
Người xưa quan niệm, bàn tay phải chạm hoặc nâng bát cơm lên. Ăn cơm mà không cầm bát thì người đó sẽ gặp nhiều khó khăn về tiền tài. Bởi người ta cho rằng, thức ăn cần phải theo đến miệng, không để miệng đi theo đồ ăn. Nghĩa là khi ăn phải đưa đồ vào miệng chứ không phải lúc nào cũng cúi đầu xuống đồ ăn.
Gắp nối đũa
Nhận thức ăn từ đũa của người này bằng đũa của mình là một điều đại kỵ trong bữa ăn. Hình thức nối đũa này làm liên tưởng tới việc gắp tro cốt của người đã khuất sau khi hỏa táng, cần tuyệt đối kiêng kỵ thực hiện. Hãy đưa bát ra khi muốn nhận thức ăn của người khác gắp cho.
Xới cơm 1 lần bị mẹ chồng giận thì làm sao?
Có lẽ cách tốt nhất là nàng dâu nên xin lỗi một cách chân thành, thừa nhận lỗi vô ý của mình. Nhất là nàng dâu mới tránh để ấn tượng xấu cho mẹ chồng “có lỗi mà không thừa nhận”.
Đồng thời “lăn xả” vào nhờ mẹ chồng chỉ bảo thêm về cách cư xử trong cuộc sống. Có con dâu ngoan, chịu nghe lời thì mẹ chồng chắc chắn sẽ thay đổi thái độ thôi. Quan trọng là bạn thật lòng muốn sửa đổi và có tình cảm chân thành.
Đối với người trẻ bận rộn, sống nhanh, lại có nhiều thú vui tiêu khiển phân tán sự chú ý nên những kiêng kỵ, tập tục thường không được để tâm. Nhiều bạn còn thấy phiền phức. Nhưng những vô ý đôi khi lại gây tổn thương cho nhau, nhất là người lớn tuổi.
Do đó, gần gũi, chia sẻ là cách giúp chúng ta tránh được những việc khiến cha mẹ, người lớn buồn lòng. Đó không phải là “phiền phức, cách rách, vớ vẩn” mà là những cư xử “có lòng, có tâm” vì người thân yêu của mình.
Các cụ dạy “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là muốn con cháu sống có tâm, chú ý đến mọi người xung quanh mà thôi. Chắc chắn việc quan tâm đến người khác không bao giờ là “lạc hậu, cổ hủ”!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp