Sáng 16/3, tại trung tâm quần thể di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế” (thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, Bắc Giang), đã diễn ra Lễ kỷ niệm 134 năm khởi nghĩa Yên Thế (16/3/1884-16/3/2018) và khai mạc Lễ hội Yên Thế năm 2018.
- Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không, uống bao lâu thì giun chết?
- Bắc Mỹ gồm những nước nào? Vị trí địa lý và phân bố lục địa này
- Bà bầu ăn táo đỏ được không? Thần dược cho thai phụ không nên bỏ qua!
- 05 loại ớt bột Hàn Quốc nổi tiếng nấu món gì cũng ngon
- Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh
Trong bài phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khẳng định: Lễ hội Yên Thế là dịp để nhân dân địa phương cũng như toàn dân tộc bày tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ công ơn vị tướng tài năng Hoàng Hoa Thám, người thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế và nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu, chống thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Xem thêm : Thủ tục và các điều kiện khi cầm đồ giấy tờ xe ở TPHCM
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh Lương Văn Nắm (Đề Nắm) khởi xướng vào năm 1884, tại vùng Yên Thế hạ (nay là huyện Tân Yên, Bắc Giang) chống thực dân Pháp. Sau khi Đề Nắm mất, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) kế tục sự nghiệp giương cao ngọn cờ yêu nước chống giặc hơn 30 năm.
Sử liệu ghi lại, Đề Thám mở rộng và lập nhiều căn cứ kháng chiến kéo dài từ vùng Yên Thế thượng (huyện Yên Thế ngày nay) sang Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, phối hợp với một số nghĩa quân khác ở phía bắc. Từng ấy năm, nghĩa quân đã chiến đấu ngoan cường chống Pháp và tay sai với hàng chục trận đánh lớn nhỏ tạo được tiếng vang trong nhân dân và khiến giặc Pháp khiếp sợ. Tư tưởng thống nhất, liên kết kháng chiến của Đề Thám với nhiều thủ lĩnh, lãnh đạo các nghĩa quân kháng Pháp ở các tỉnh phía bắc đã có lúc tạo được thế chiến ngang bằng với quân Pháp ở nhiều khu vực.
Đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là vụ “Đầu độc Hà Thành” dù thất bại nhưng đã tạo được tiếng vang lớn trong cả nước. Theo sử sách ghi lại, vụ ám sát được những nghĩa quân và những người yêu nước thực hiện tại một trại lính Pháp ở Hà Nội với ý đồ mở đầu cho một cuộc tổng tấn công từ đầu não của Pháp tại Hà Nội để giành chính quyền ở các tỉnh phía bắc. Dù sau đó ý định thất bại và nghĩa quân phải rút về vùng rừng núi tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Thế xứng đáng là một bản anh hùng ca giữ nước của những người nông dân áo vải trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nhưng rất hào hùng của dân tộc.
Xem thêm : 8 Bài học quan trọng từ văn hóa doanh nghiệp của Viettel
Lễ hội Yên Thế được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 16/3/1984 nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Từ đó đến nay, cứ đến ngày 16/3 dương lịch, lễ hội lại được tổ chức tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ, đại bản doanh Phồn Xương năm xưa.
Bên cạnh đó, Lễ hội Yên Thế còn có các hoạt động khác như: Triển lãm hiện vật, tài liệu liên quan đến cuộc khởi nghĩa; các hoạt động văn hóa, thể thao, hội trại đoàn thanh niên; Hội chợ thương mại…
Năm 2012, các địa điểm cuộc Khởi nghĩa Yên Thế đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia hạng đặc biệt. Lễ hội Yên Thế được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp