Trẻ không ăn rau có tác hại gì?

Video không ăn rau có tác hại gì

Đừng cảm thấy đơn độc khi bé không ăn rau, bởi không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển cũng có trẻ gặp tình trạng này. Dưới đây là một số thống kê ở trẻ không chịu ăn rau:

  • Ở Singapore: Trong một thống kê do Health Promotion Board thực hiện về khảo sát chất lượng thực phẩm phục vụ trong căng tin trường học, họ nhận thấy chỉ có khoảng 25% trẻ em từ 7 đến 12 tuổi ăn rau và trái cây theo khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, trong số những người từ 13-16 tuổi, chưa đến một nửa trong số đó chịu ăn các món rau được phục vụ ở trường.
  • Ở Úc: Gần 99% trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 đến 18 tuổi) không cung cấp đủ lượng rau được khuyến nghị hàng ngày.
  • Ở Anh: Cứ 5 trẻ thì có đến 4 trẻ không chịu ăn rau.

Vậy tại sao trẻ không chịu ăn rau? Dưới đây là một số lời giải thích được đưa ra:

1.1. Bé không ăn rau do sợ đồ ăn

Sợ các loại thức ăn mới, còn được gọi là chứng sợ thức ăn, là một hành vi tự nhiên thường thấy ở trẻ mới biết đi và hành vi này đạt đến đỉnh điểm ở những trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Ngoài ra, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập trong việc lựa chọn thức ăn và khẩu vị của mình. Sự kết hợp của hai yếu tố này thường dẫn đến cuộc chiến trong giờ ăn tối giữa cha mẹ và con cái, trong đó có biểu hiện bé không ăn rau.

1.2. Hương vị đặc trưng của rau xanh

Hãy hỏi xung quanh về lý do chính khiến mọi người không muốn ăn rau, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Câu trả lời mà bạn rất có thể sẽ nhận được là vì rau có vị đắng. Vị đắng này là do sự hiện diện của canxi và các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thực vật, bao gồm các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật. Flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate đóng vai trò là hệ thống tự bảo vệ tự nhiên của thực vật.

Trong tự nhiên, thực vật tự bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi bằng cách tạo ra các hợp chất có vị đắng này. Tuy nhiên, những hợp chất có nguồn gốc thực vật này mang lại những lợi ích cho sức khỏe của chúng ta! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư cũng như các tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Do đó, chế độ ăn nhiều rau và trái cây thường có liên quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư và bệnh tim mạch.