Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân mới nhất
- 10 thực phẩm giúp quý ông cải thiện tình trạng xuất tinh sớm
- Việc tắc kè vào nhà có thể mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào quan niệm và truyền thống dân gian.
- Nữ sinh năm 1998 hợp tuổi gì để cưới chồng mua nhà?
- Nguồn gốc, ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn thực trong văn hóa người Việt
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Bạn đang xem: Chồng cũ không cấp dưỡng nuôi con, tôi có quyền cấm thăm gặp?
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Xem thêm : Bà bầu uống nước vối có tốt không?
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Với quy định trên thì quyền và nghĩa vụ là độc lập. Nói cách khác là pháp luật không đòi hỏi đương sự phải thực hiện nghĩa vụ này thì mới được hưởng quyền kia và ngược lại. Do vậy, việc bố của con bạn không cấp dưỡng không phải là căn cứ pháp lý để bạn ngăn cản việc thăm con của anh ta.
Tuy nhiên, việc anh ta cố tình không cấp dưỡng là hành vi vi phạm pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi cho con bạn, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xem xét, quyết định buộc anh ta phải thi hành bản án, quyết định của tòa án trong việc cấp dưỡng cho con.
Trường hợp anh ta có điều kiện mà cố tình không thực hiện thì tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể như sau:
Xem thêm : Băng phiến (long não) là gì? Tác dụng và cách dùng Băng phiến
Phạt tiền 5-10 triệu đồng với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Về trách nhiệm hình sự, Điều 186 Bộ luật Hình sự quy định, người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm.
Trong trường hợp trên, bạn có thể làm đơn gửi cơ quan công an nơi anh ta sinh sống để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Luật sư Vũ Tiến VinhCông ty luật Bảo An, Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp