“Vì lý do cá nhân nên gia đình tôi chuyển lên Hà Nội sinh sống. Sang năm con trai vào lớp 10, tôi muốn cho con vào trường công lập nhưng không có hộ khẩu thì không biết có được thi không? Xin nhờ các phụ huynh giải đáp giúp” – Đây là thắc mắc của một vị phụ huynh được chia sẻ trên mạng xã hội ngày hôm nay.
So với các trường tư thục, quốc tế; trường công lập có mức học phí rẻ hơn nhiều nên luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các gia đình có hoàn cảnh kinh tế không khá giả. Với những hộ gia đình là người ngoại tỉnh, chuyển đến sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa có hộ khẩu, việc con cái họ có đủ điều kiện thi vào các trường THPT công lập hay không là điều rất được quan tâm.
Bạn đang xem: Không có hộ khẩu Hà Nội, chỉ tạm trú thì con có được thi lớp 10 CÔNG LẬP không? Đây là câu trả lời
Theo như kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 của Hà Nội thì:
Đối tượng dự tuyển vào lớp 10 là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên. Độ tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi (trừ một số trường hợp đặc biệt có quy định riêng).
Để được đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập năm học 2023-2024, học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) phải có nơi thường trú (*) tại Hà Nội.
Xem thêm : Tác dụng của trà atiso túi lọc với bà bầu
Riêng trường THPT Chu Văn An, ngoài những học sinh (hoặc bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh) có nơi thường trú tại Hà Nội, những học sinh ở các tỉnh, TP phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh gỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển.
Đối tượng dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp là học sinh cư trú (**) tại Hà Nội.
Chưa rõ mùa tuyển sinh năm học 2024-2025 quy định này có thay đổi hay không, nhưng theo các năm trước thì có thể thấy: Để thi lớp 10 công lập ở Hà Nội thì phải có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội.
Tuy nhiên trong tương lai, quy định này có thể được thay đổi. Tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động thủ đô năm 2023, anh Nguyễn Quang Đông, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, cho rằng do nhu cầu phát triển kinh tế nên Hà Nội cần rất nhiều lao động từ các tỉnh, thành khác. Khi người lao động ngoại tỉnh về Hà Nội làm việc và tạm trú tại các quận, huyện, họ lập gia đình rồi con cái được sinh ra và lớn lên tại nơi tạm trú. Các cháu được các trường công lập trên địa bàn tiếp nhận học từ mẫu giáo, tiểu học đến hết THCS.
Tuy nhiên, khi thi vào THPT, con em người lao động không được đăng ký thi và học các trường công lập của thành phố mà chỉ được học dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội hoặc phải gửi về quê để học tập.
Anh Nguyễn Quang Đông cho rằng, đây là sự phân biệt, đối xử không được công bằng trong các nhóm lao động của thành phố và đề xuất thành phố xem xét để con em cán bộ, công nhân trong khu công nghiệp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội vẫn được dự thi vào các trường THPT công lập.
Xem thêm : Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4
Trước đề xuất này, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khi ấy (hiện ông Phạm Xuân Tiến đã nghỉ hưu) cho rằng, đề xuất con em cán bộ, công nhân trong khu công nghiệp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội vẫn được dự thi vào các trường THPT công lập là hoàn toàn hợp lý.
“Vì chúng ta sinh sống và làm việc trên địa bàn, cống hiến, được coi như là công dân thủ đô, có quyền bình đẳng. Tôi cho rằng ý kiến này rất hợp lý và tôi sẽ tham mưu lãnh đạo thành phố để có thay đổi trong thời gian tới”, ông Phạm Xuân Tiến nói.
(*)(**) Phân biệt “thường trú” và “cư trú”
– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
=> Như vậy nơi cư trú là bao hàm luôn cả nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống. Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống thì nơi cư trú của người đó là nơi mà người đó tạm trú tại thành phố. Nơi thường trú là địa chỉ nơi ở ghi trong sổ hộ khẩu. Ví dụ một người từ tỉnh lên thành phố sinh sống và làm việc thì nơi thường trú của người đó là nơi ghi trong hộ khẩu ở tỉnh của người đó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp