Căn cứ vào quy định trên, có thể kết luận rằng giấy phép lái xe là một giấy tờ bắt buộc mà mỗi chủ phương tiện đều phải mang theo khi tham gia giao thông. Nếu tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Đi xe máy không có bằng lái xe bị xử phạt như thế nào?
2.1. Phân biệt hành vi điều khiển xe máy không có bằng và hành vi điều khiển xe máy không mang bằng.
Hành vi không mang giấy phép lái xe và hành vi không có giấy phép lái xe tuy có vẻ giống nhau về hình thức những bản chất của các hành vi này là khác nhau. Người tham gia giao thông không mang giấy phép lái xe là người đã được cấp giấy phép lái xe nhưng quên mang khi tham gia giao thông, còn người không có giấy phép lái xe, có thể là người chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông hoặc đã đủ điều kiện nhưng chưa trải qua sát hạch, do đó chưa được cấp giấy phép lái xe.
Xem thêm : Sốt siêu vi có nên truyền nước không?
Vì thế, có thể nhận thấy hành vi không có giấy phép lái xe có tính chất nghiêm trọng cao hơn so với hành vi không mang giấy phép lái xe, và cũng vì vậy mà mức xử phạt mà pháp luật đưa ra đối với hành vi không có giấy phép lái xe cũng cao hơn so với hành vi không mang giấy phép lái xe.
2.2. Mức xử phạt đối với hành vi đi xe máy không có giấy phép lái xe.
Căn cứ theo khoản 5, khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ dung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi điều khiển xe máy mà không có giấy phép lái xe có thể bị xử phạt với các mức sau:
- Đối với hành vi điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà không có giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Đối với hành vi điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên mà không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe có bị giữ xe không?
Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 82: Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.
Xem thêm : Sắp có máy bay thương mại siêu vượt âm, đạt tốc độ hơn 6.000km/h
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
…
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21
…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp