Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở

Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở

A. Vi sinh vật

B. Động vật

C. Cây trồng

D. Động vật bậc cao

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Động vật bậc cao

Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở động vật bậc cao.

Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở động vật bậc cao vì đột biến có thể có lợi cũng có thể có hại. Nếu áp dụng cho động vật bậc cao thì nguy hiểm khó lường.

Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.

* Đột biến gen có 3 dạng chính:

– Mất một hoặc nhiều cặp nucleotit: dãy ADN hoặc ARN sẽ bị mất đi một hoặc nhiều nucleotit trong dãy.

– Thêm một hoặc nhiều cặp nucleotit: biến đổi làm tăng một hoặc nhiều nucleotit trong dãy.

– Thay thế một hoặc nhiều cặp nucleotit: đó là sự thay thế cặp nucleotit này thành cặp nucleotit khác trên dãy ADN.

Ngoài ra đột biến gen còn có dạng thay thế. Tức là việc đảo vị trí 2 cặp nucleotit thuộc 2 bộ 3 khác nhau để làm thay đổi 2 axit amin tương ứng hoặc đảo vị trí 2 cặp nucleotide trong cùng 1 bộ 3 và chỉ làm thay đổi 1 axit amin.

* Nguyên nhân gây ra đột biến

– Do sự biến đổi về môi trường làm cơ thể sống thay đổi.

– Do con người gây ra một số thay đổi về gen để tạo nên những sinh vật tốt hơn hay còn gọi là chọn lọc nhân tạo.

– Sự bắt cặp sai lệch trong quá trình nhân đôi ADN khiến các cặp Nucleotit không tuân theo nguyên tắc bổ sung. Những tác nhân từ môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch khuôn, khi sao chép mạch, liên kết Hidro thay đổi, đứt gãy làm cho các Nucleotit bắt cặp lệch làm gen bị biến đổi.