Hợp đồng nào có thể giao kết bằng lời nói?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động năm 2019
  • Nghị định 95/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa ngoài lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Bộ luật dân sự 2015

Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 17 Bộ luật lao động quy định như sau:

Thứ nhất, giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói khi nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 16, Bộ luật lao động năm 2012, hình thức của hợp đồng lao động được quy định như sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  1. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo như quy định trên về hình thức của hợp đồng lao động thì đối với những công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Như vậy, người lao động với người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên, để tránh rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên thì nên kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản.

Thứ hai, trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói

Căn cứ theo điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Như vậy, theo như quy định trên đối với loại hợp đồng dịch vụ, pháp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản nên việc giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Thứ ba, trường hợp không được giao kết hợp đồng bằng lời nói

Căn cứ theo khoản 2 điều 18 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:

“2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Đối với công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, công việc có tính chất cố định trên 03 tháng thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

Thứ tư, xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ theo điều 5 nghị định 95/2013/NĐ- CP quy định về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điều 22 Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao đồng. Về mức xử phạt hành chính sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động không giao kết hợp đồng bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 03 tháng.