1. Mỗi dịp cuối năm ở nước ta lại diễn ra “Tháng khuyến mãi”. Trong chữ Hán Việt, “mại” là bán, “mãi” là mua, nên “khuyến mãi” là khuyến khích người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm, tiêu thụ hàng hóa, qua đó kích thích mở rộng thị trường bán lẻ, bán buôn và sản xuất.
- Kem tẩy lông vùng kín Veet của Nhật Bản có tốt không?
- Kim loại mạnh nhất, cứng nhất là nguyên tố nào?
- Dân tộc Kinh
- Xem sao chiếu mệnh và vận hạn năm 2023 Quý Mão cho tuổi Canh Thân 1980 nam, nữ mạng chi tiết nhất
- Cung Bọ Cạp và Bạch Dương có hợp nhau không? Tình yêu và tình bạn giữa hai cung hoàng đạo
Nói cách khác, “khuyến mãi” là khuyến khích bên mua, người mua, sức mua; ngược lại với “khuyến mại” là khuyến khích bên bán, người bán. Khái niệm đã rõ ràng như vậy nhưng tiếc rằng nhiều người (nhất là phát thanh viên truyền hình) và cả những văn bản (như nội dung tin nhắn mới đây của UBND TP.HCM gửi các thuê bao di động) hay phát ngôn của nhiều quan chức… đều nói/viết sai “khuyến mãi” thành “khuyến mại”!
Bạn đang xem: Mãi nhầm lẫn khuyến mãi và khuyến mại
2. Một trường hợp nhầm lẫn nữa xuất hiện hằng ngày trong xã hội là việc dùng sai từ “giá thành”. Khái niệm “giá thành” là tổng chi phí quá trình sản xuất kinh doanh (trong hạch toán kế toán còn chia ra “giá thành công đoạn”, “giá thành phân xưởng”, “giá thành xí nghiệp”…).
Xem thêm : Biếu quà Tết cho bố mẹ người yêu nói gì để ghi điểm tuyệt đối?
Theo đó, nếu “giá thành” sản phẩm cao đồng nghĩa với hiệu quả thấp (lãi ít hoặc bị lỗ vốn), và ngược lại, “giá thành thấp” tức là đối tượng sản xuất, kinh doanh có lãi (lợi nhuận), thậm chí lãi lớn…
Thế nhưng, từ trong dân gian đến báo đài, người ta thường nhầm “giá thành” với giá bán, giá tiêu thụ sản phẩm.
Nhận thức không đúng này dẫn đến tồn tại những cụm từ nói/viết không đúng: “vụ này lợi nhuận khá nhờ giá thành tăng”, “năm nay bà con phấn khởi bởi giá thành sản phẩm cao”, “nông dân mong rằng sang năm/vụ tới giá thành lúa gạo sẽ còn cao hơn”…
Xem thêm : Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
3. Trong thực tế cuộc sống nước ta, tình trạng không nắm rõ và nhầm lẫn định nghĩa, khái niệm dẫn đến dùng từ không chuẩn rất phổ biến.
Như ở vòng xoay “ngã ba Vũng Tàu” tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), biển chỉ dẫn đèn tín hiệu phân biệt “xe cơ giới” và “xe 2, 3 bánh”, trong khi xe 2, 3 bánh gắn máy thì cũng là xe cơ giới.
Một số trường hợp khác: không ít người gọi ghe/thuyền ba lá (ghép từ ba mảnh ván gỗ) ở Đồng bằng sông Cửu Long là “thuyền độc mộc” (khoét từ một khúc gỗ); gọi máy thu hình/tivi là “vô tuyến”, trong khi khái niệm “vô tuyến” rất rộng chứ đâu chỉ là mỗi cái tivi!; nhầm giữa “thủy sản” (sản vật dưới nước) với “hải sản” (cũng là sản vật dưới nước nhưng chỉ ở biển).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp