Cúc vạn thọ là một loài hoa rất quen thuộc với chúng ta. Loài hoa này được biết đến với ý nghĩa tượng trưng cho sự trường sinh của cuộc sống. Thường được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn hay dùng bày trí trong những ngày lễ, Tết.
- Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có?
- Cẩm nang đầu tư F0
- Quyền hạn và nhiệm vụ của người đoàn viên theo quy định mới nhất
- TTWTO VCCI – (Thông tin thị trường) FDI Australia tại Việt Nam: Các nhược điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Đi bộ có giảm mỡ bụng không? 18 cách đi bộ tăng hiệu quả
Ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp không gian, cúc vạn thọ còn mang đến cho chúng ta những lợi ích đặc biệt khác. Hãy cùng tìm hiểu loài cây này có gì mà chúng ta cần trồng nó trong vườn.
Bạn đang xem: Trang chủ » Tại sao chúng ta nên trồng hoa cúc vạn thọ trong vườn?
1. Đặc điểm hình thái và sinh thái
Hoa cúc vạn thọ có tên khoa học là Tagetes erecta L, thuộc họ thực vật Asteraceae (họ cúc). Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới.
1.1 Đặc điểm hình thái
Cúc vạn thọ thuộc loại cây thân thảo mọc thẳng đứng có chiều cao trung bình từ 0.6-1m, cây phân nhánh nhiều thành từng bụi có cành nằm trải ra.
Lá cây có dạng lá kép lông chim, các lá chét có kích thước nhỏ, hình thuyền, nhọn ở phần đầu, mép lá có hình răng cưa. Lá thường mọc cách, ở mỗi nách lá sẽ có những nhánh phụ mọc ra. Tán lá của cúc vạn thọ không quá lớn, lá có mùi thơm như xạ và hăng hắc khi vò nát. Hiện nay có một số giống không mùi hoặc có mùi thơm.
Hoa cúc vạn thọ thuộc dạng hoa đầu tỏa tròn, đường kính trung bình từ 5-8cm hay hơn, thường là hoa đơn hoặc hoa kép. Hoa vạn thọ có lá bắc của bao chung hàn liền với nhau. Hoa cúc ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xòe ra còn hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Hoa cúc vạn thọ có màu vàng truyền thống hoặc màu vàng cam hay cam.
Quả Vạn thọ là loại quả bế, trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng khoảng 1g/1000 hạt.
1.2 Đặc điểm sinh thái
Hoa cúc vạn thọ ưa khi hậu ôn hòa, thích nghi được với các loại điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên loại đất tơi xốp, có khả năng thoát và giữ nước tốt sẽ rất lý tưởng để trồng.
2. Những lợi ích đặc biệt mà hoa cúc vạn thọ mang lại
2.1 Lợi ích của hoa cúc vạn thọ trong y học
Cúc vạn thọ là một trong những loài thảo dược có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, loài cây này có tính mát, vị đắng, mùi thơm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Nếu sử dụng loài thảo dược này đúng cách, sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời sau:
- Điều trị các vết thương ngoài da như: Mẩn ngứa, lở loét, nấm da chân,… Ngoài ra còn đẩy nhanh quá trình tái tạo và phát triển của các mạch máu dưới da giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương hở và giúp vết loét mau lành.
- Cây chứa nhiều chất chống oxy hóa như lycopene, zeaxenthin, lutein có thể cải thiện thị lực của mắt và chữa được nhiều bệnh liên quan đến mắt như, đục thủy tinh thể, mù lòa.
- Trà từ thảo dược có thể chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho làn da luôn khỏe và đẹp. Ngoài ra chiết xuất từ hoa có tác dụng chữa mụn nhọt và giảm gàu trên da đầu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiền liệt tuyến, đau bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và chuột rút.
- Chữa một số bệnh về đường hô hấp như ho gà, hen suyễn, viêm phế quản,…
- Giúp giảm triệu chứng đau răng, viêm lợi, viêm tai có mủ,…
- Trà cúc vạn thọ là thức uống tuyệt vời chống viêm và giảm đau khớp, viêm khớp.
- Ngoài ra, theo Tây y, chiết xuất từ cây hoa cúc vạn thọ có khả năng kháng lại virus HIV và chất lycopene trong hoa còn giúp ngăn ngừa và hạn chế sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư.
2.2 Lợi ích của hoa cúc vạn thọ trong nông nghiệp
Cúc vạn thọ là một loại cây đồng hành tuyệt vời trong vườn, giúp bảo vệ cây trồng chính của chúng ta.
Kiểm soát tuyến trùng:
Tuyến trùng gây hại trong đất là những vi sinh vật ký sinh cực nhỏ. Chúng thường bám vào rễ, xâm nhập vào các mô tế bào của rễ cây, chích hút và bơm các độc tố vào rễ làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm từ đó khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc, vàng lá và chết.
Cúc vạn thọ sẽ là cứu tinh cho cây trồng của bạn trước loại sinh vật nguy hiểm này. Vì rễ và thân của cúc vạn thọ thải ra một chất hóa học có thể ngăn chặn, giết chết tuyến trùng gây hại. Do đó, chúng ta nên trồng xen canh cúc vạn thọ cạnh các cây trồng chính để hạn chế tuyến trùng tấn công cây.
Thu hút côn trùng
Với màu sắc sặc sỡ, nổi bật và mùi hương đặc trưng, hoa cúc vạn thọ thu hút rất nhiều loài côn trùng thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, ruồi bay, ong mật,…
Những thiên địch này sẽ giúp kiểm soát các loài côn trùng gây hại như rệp, rầy mềm và hỗ trợ thụ phấn cho cây.
Bên cạnh đó nó còn thu hút một số loài côn trùng gây hại, truyền bệnh virus cho cây như bọ phấn, rầy chổng cánh để chúng không tấn công cây trồng.
Xua đuổi các sinh vật gây hại
Xem thêm : Bật mí 10 cách làm móng tay nhanh dài đơn giản và hiệu quả nhất
Bằng mùi hương đặc trưng của mình, cúc vạn thọ có thể gây khó chịu cho nhiều loài gây hại như sâu ăn lá, chuột, muỗi,… Từ đó xua đuổi chúng khỏi vườn.
Bạn có thể trồng xung quanh vườn trồng, hoặc theo các lối đi trong từng hàng cây. Ngoài ra có thể dùng thân cành hay hoa để chiết xuất thành dung dịch phun phòng trị sâu hại cho cây.
Cúc vạn thọ rất dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, có thể chống chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt. Với những lợi ích đặc biệt trên, thì còn lý do gì mà loài hoa này không xuất hiện trong vườn trồng của bạn đúng không.
>>> Đọc thêm: Cải tạo đất và thay thế phân kali tổng hợp bằng cây dã quỳ
Nhận ngay Ưu đãi 15% nhân dịp “Mừng sinh nhật WAO 5 tuổi”
Vân Hồng
Xem thêm về: Các loại cây nên có trong vườn, Quản lý sâu bệnh
Danh mục: Cách kiểm soát côn trùng gây hại, Cây xua đuổi côn trùng, Kỹ thuật canh tác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp