Kiến ba khoang là loại côn trùng có nọc rất độc, nếu dịch tiết ra tiếp xúc với da sẽ gây những tổn thương khá nghiêm trọng như nổi mụn nước li ti, ngứa ngáy dữ dội… Chính vì vậy, có rất nhiều người thắc mắc không biết liệu “bị kiến ba khoang cắn có lây không?”. Để giải đáp thắc mắc này, hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang là loài côn trùng xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa, những nơi ẩm thấp như cánh đồng, ruộng lúa, bãi rác, công trình đang xây dựng… Kích thước trung bình của một con kiến ba khoang khá nhỏ, nhỏ hơn hạt lúa, hình dạng thon dài, có cánh với 2 màu chủ đạo là đỏ và đen xen kẽ nhau.
Bạn đang xem: Bị Kiến Ba Khoang Cắn Có Lây Không? Nên Bôi Thuốc Gì?
Loại côn trùng này rất thích ánh sáng đèn vào ban đêm, chúng thường đi theo ánh đèn và vào nhà trú ngụ ở những nơi như quần áo, chăn mền, nệm ngủ, tủ, kệ, gầm giường…
Theo thông tin của các chuyên gia, khi bị kiến ba khoang cắn sẽ rất đau rát và ngứa ngáy. Do trong phần bụng của chúng có chứa độc tố pederin được biến đến với lượng độc tố cao gấp 12 – 15 lần rắn hổ mang. Thậm chí, nọc độc của chúng cũng tồn tại trong máu, kể cả khi chúng đã chết khô nhiều năm thì độc tố vẫn tồn tại trong xác.
Độc tố của kiến ba khoang thường được phát tán nếu vô tình đụng trúng chúng hoặc bạn cố tình chà xát, miết để giết chúng. Khị bị cắn, nọc độc mạnh làm kích phát các phản ứng trên da, vết cắn của kiến ba khoang thường xuất hiện tại các vùng da hở như tay, chân, cổ, mặt, gáy, vai… Những triệu chứng này thường diễn tiến theo các giai đoạn tương ứng sau:
- Ngay sau thời điểm bị kiến ba khoang cắn, bạn sẽ cảm nhận được cơn rát nhẹ, châm chích tại vùng da bị cắn, tuy nhiên trên da vẫn bình thường không có dấu hiệu gì.
- Sau 6 – 8 giờ tiếp theo, vùng da tại đó bị đau rát nhiều hơn và xuất hiện các vết ban đỏ.
- Khoảng 12 – 24 tiếng tiếp theo, bắt đầu xuất hiện những tổn thương rõ rệt như nổi mụn nước li ti, có những vùng da hơi lõm hình tròn, hình bầu dục màu vàng nâu, da phồng rộp, đau rát, ngứa ngáy dữ dội và những tổn thương trên da có thể lan rộng ra những vị trí khác nếu các đốm mụn nước bị vỡ ra.
- 72 tiếng tiếp theo, những tổn thương trên da bắt đầu khô lại, bong vảy, đỡ ngứa ngáy và cảm giác bỏng rát hơn so với ban đầu.
- Các triệu chứng này chỉ diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, những tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi hoàn toàn, trả lại làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, vài trường hợp có thể để lại sẹo thâm trên da.
Bị kiến ba khoang cắn có lây không?
Bị kiến ba khoang có lây không là vấn đề không ít người thắc mắc vì hoang mang lo sợ nếu có lây sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, theo thông tin từ các chuyên gia da liễu, những tổn thương trên da do bị kiến ba khoang cắn cũng tương tự như triệu chứng viêm da tiếp xúc, điển hình như nổi mụn nước, ngứa ngáy, chảy dịch, thậm chí là lở loét… Do đó, chúng hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người sang người dù dưới bất kỳ hình thức nào.
Xem thêm : Có đúng công chứng không cần bản gốc không?
Nguyên nhân là do các tổn thương đặc trưng này chỉ xảy ra dưới sự hoạt động của huyết thanh trong cơ thể, không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm nên về bản chất sẽ không thể lây lan.
Tuy nhiên, vì vùng da bị tổn thương rất ngứa ngáy khiến bạn có xu hướng muốn dùng tay để cào gãi hoặc chà xát mạnh. Nhưng thực tế hành động này không chỉ không giúp giảm ngứa mà còn khiến da trầy xước, vỡ mụn nước, rỉ dịch và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, bội nhiễm. Không những vậy, đây cũng là nguyên nhân làm lây lan những tổn thương sang các vùng da bình thường khỏe mạnh khác.
Vì vậy, khi bị loại côn trùng này cắn hãy hết sức cẩn thận, thực hiện các bước xử lý và đến bệnh viện để được tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?
Nọc của kiến ba khoang rất mạnh, rất độc nhưng thực tế khi bị cắn, lượng độc tố bám lại trên da người thông qua vết cắn không quá lớn, chúng chỉ đủ để gây ra những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, đau rát, nổi mụn nước, da phồng rộp… hoặc nặng nhất là gây viêm da mủ. Vì vậy, bị kiến ba khoang cắn không quá nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu xử lý đúng cách, kịp thời.
Sau khoảng 12 – 36 tiếng tính từ thời điểm da tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang, trên da mới bắt đầu bộc phát các triệu chứng. Do đó, lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là phải xử lý vết thương ngay sau khi bị cắn, sau đó đến bệnh viện để thăm khám đánh giá mức độ và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu bỏ qua giai đoạn này, điều trị muộn khi các tổn thương đã diễn tiến nặng nề, nhiễm trùng, bội nhiễm sẽ rất lâu khỏi. Đặc biệt, khi đã khỏi rồi thì chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo thâm xấu gây mất thẩm mỹ và giảm ngoại hình của bạn. Một vài trường hợp bị kiến ba khoang cắn vào vùng quanh mắt hoặc độc tố kiến ba khoang dính vào mắt do dụi mắt bằng tay đã tiếp xúc với vết thương sẽ gây sưng phù da, viêm kết mạc, sụp mí và thậm chí là bị mù tạm thời.
Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn? Nên bôi thuốc gì?
Xem thêm : Bún xào chay bao nhiêu calo?
Nếu không may bị kiến ba khoang cắn, bạn cần tiến hành sơ cứu càng sớm càng tốt để làm dịu đi những tổn thương trên da. Cách thực hiện như sau:
- Dùng găng tay hoặc khăn giấy để gạt bỏ kiến ba khoang đang bám trên da. Không nên dùng tay để bắt hoặc giết chúng.
- Dùng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có chứa cồn để rửa vùng da bị kiến cắn để giảm bớt độc tố bám trên da.
- Sau đó, thấm khô nước và sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da (dung dịch sát khuẩn, thuốc mỡ, thuốc kháng sinh…) theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Cụ thể một số loại thuốc bôi ngoài da điều trị tại chỗ thường dùng phổ biến trong điều trị tổn thương do kiến ba khoang cắn như:
- Dung dịch sát khuẩn, chống nhiễm trùng: Một số loại dung dịch sát được dùng nhiều nhất như: cồn 70 độ, hồ nước, dung dịch xanh methylen 1%, thuốc milian…
- Thuốc dạng kem bôi, thuốc mỡ: thuốc bôi chứa corticoid (thuốc bôi dùng trong điều trị viêm da cơ địa), Fucidin chống nhiễm trùng, thuốc Acyclovir ức chế sự phát triển của vi khuẩn, Diphenhydramine giảm đau, giảm khô…
- Một số loại thuốc khác: Trường hợp những tổn thương trên da nặng và có dấu hiệu bị bội nhiễm kèm theo các triệu chứng như sốt, đau nhức không giảm, sốc phản vệ, khó thở… sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine dạng uống để phòng ngừa bội nhiễm.
Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc và hướng dẫn liều dùng phù hợp. Chẳng hạn như thuốc mỡ corticoid bôi từ 4 – 6 lần/ ngày, kem bôi phenergan 8 – 10 lần/ ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý người bệnh khi sử dụng thuốc phải massage thuốc cho đến khi thẩm thấu hết vào da để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc và hạn chế bị kiến ba khoang cắn
Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần chú ý song song với các sử dụng thuốc cũng cần phải chủ động thực hiện các bước chăm sóc sau để đẩy nhanh quá trình tự làm lành các vết thương trên da:
- Người bệnh tuyệt đối không dùng tay để cào gãi lên vết thương để tránh tình trạng lây lan viêm nhiễm và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng da bị kiến ba khoang cắn thông qua nhiều hình thức như tắm gội, rửa tay, dùng cồn sát khuẩn…
- Hạn chế tối đa việc vận động dưới thời tiết nắng nóng vì sẽ làm mồ hôi tiết ra nhiều, vô tình làm vết thương càng đau rát và ngứa ngáy, vi khuẩn cũng dễ xâm nhập hơn.
- Trong thực đơn ăn uống hằng ngày, hãy tránh những loại thực phẩm có mùi tanh hôi, hải sản, thịt bò, trứng… để vết thương phục hồi nhanh hơn và không để lại sẹo thâm. Thay vào đó, hãy ưu tiên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây nhiều vitamin, khoáng chất để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời, hãy thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây để phòng tránh sự tấn công của kiến ba khoang:
- Nếu sống gần rừng, ruộng hoặc những nơi ẩm thấp ban đêm ngủ phải mắc màn, sử dụng thuốc xịt chống côn trùng để tránh sự xâm nhập của các loại kiến ba khoang, ruồi, muỗi…
- Đóng cửa ra vào, cửa sổ… vào ban đêm, nên thay đèn huỳnh quang bằng các màu đèn khác, vì đèn huỳnh quang là nguồn ánh sáng hấp dẫn kiến ba khoang.
- Tránh đứng dưới bóng đèn vào buổi đêm, nhất là khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều vì kiến ba khoang thường tập trung rất nhiều dưới bóng đèn.
- Thường xuyên giặt giũ quần áp, chăn drap gối nệm, đồ dùng cá nhân, các loại dụng cụ được sử dụng thường xuyên trong nhà… để loại bỏ kiến ba khoang.
- Định kỳ phát quang cây cối, bụi rậm nếu gia đình có sân vùi nhiều cây để ngăn chặn sự trú ngụ của các ổ kiến ba khoang.
Trên đây là những thông tin cơ bản về loài kiến ba khoang, kiến ba khoang có lây không và cách xử lý khi bị cắn. Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn và biết cách chăm sóc, điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp