Kiến tập và thực tập là hai giai đoạn chắc chắn sinh viên phải trải qua trong đời. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên nhầm lẫn hai giai đoạn này là một. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thành tích đạt được vì kiến tập hoặc thực tập sẽ có những yêu cầu khác nhau, tiêu chí tính điểm cũng khác nhau. Vì vậy, sinh viên cần phân biệt giữa kiến tập và thực tập để có sự chuẩn bị và triển khai hiệu quả nhất. Nếu không muốn mất nhiều thời gian tìm hiểu nhiều nguồn thông tin thì bạn chỉ cần đọc bài viết sau đây của quân sư TalentBold là đủ. MỤC LỤC: 1. Kiến tập là gì? 2. Thực tập là gì? 3. Điểm giống nhau giữa kiến tập và thực tập 4. Sự khác nhau giữa kiến tập và thực tập 5. Lưu ý khi đi kiến tập
1. Kiến tập là gì?
“Kiến” là nhìn, là quan sát. Kiến tập là giai đoạn cho phép sinh viên đến môi trường làm việc thực tế, phù hợp ngành nghề mình đã học để quan sát cách thức các anh chị nhân viên triển khai công việc, cách áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành ra sao. Đây là giai đoạn khích lệ sự đam mê nghề nghiệp trong lòng các bạn sinh viên.
>>>> Xem thêm: Kiến tập là gì? Bật mí bí quyết để bạn có một kỳ kiến tập thành côngBạn đang xem: Sinh viên cần phân biệt giữa kiến tập và thực tập
2. Thực tập là gì?
“Thực” là thực hành, là trực tiếp làm. Thực tập là giai đoạn sinh viên năm cuối tiếp cận công việc thực tế ở mức sơ khởi. Sinh viên sẽ được giao đảm nhận một số nhiệm vụ đơn giản tại những vị trí tương thích với ngành học. Thông qua giai đoạn này, sinh viên hiểu rõ hơn tính chất công việc, cách thức quản lý thời gian, làm quen với áp lực công việc, bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm mà không có sách vở chuyên ngành nào đề cập đến.
3. Điểm giống nhau giữa kiến tập và thực tập
Cả hai giai đoạn kiến tập và thực tập đều có điểm tương đồng ở:
3.1. Địa điểm triển khai
Đều đến trực tiếp tại một doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp có thể tham gia nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đều có phòng ban chuyên môn tương thích chuyên ngành mà sinh viên theo học.
3.2. Nhận xét báo cáo
Sau khi hoàn tất giai đoạn kiến tập/thực tập, sinh viên đều sẽ viết báo cáo trình bày những gì mình đã học được, đã làm được, đã tích lũy được trong suốt thời gian đó. Bản báo cáo luôn có phần nhận xét từ doanh nghiệp, nơi sinh viên kiến tập/thực tập.
3.3. Gắn kết lý thuyết và thực hành
Lý thuyết là nền tảng quan trọng, nhưng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc còn quan trọng hơn. Đây là mục đích hàng đầu mà giai đoạn kiến tập và thực tập cùng hướng đến.
3.4. Trau dồi kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn
Những kỹ năng mềm không thể rèn luyện hiệu quả khi chỉ ngồi trong lớp, tiếp xúc nói chuyện với những người bạn đã quá quen thuộc. Sinh viên cần mở rộng không gian, mở rộng đối tượng, mở rộng tình huống thực tế thì mới thuận lợi thích ứng công việc nhanh.
>>>> Xem thêm: Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?3.5. Hiểu rõ hơn tầm quan trọng kiến thức và nghề nghiệp đã chọn
Nhiều bạn học một chuyên ngành nào đó chỉ vì gia đình mong muốn, thấy ngành “hot” thì đăng ký nên việc học chỉ như một nghĩa vụ. Nhờ trải qua kiến tập và thực tập, mỗi sinh viên nhìn thấy cái hay, cái tốt, cái thú vị mà ngành nghề mình mang lại cho cuộc sống, từ đó tinh thần học tập được cải thiện vì được bổ sung thêm “vitamin” phấn khởi, đam mê.
4. Sự khác nhau giữa kiến tập và thực tập
Xem thêm : Tin tức
Mục đích khác nhau nhưng đây là hai giai đoạn hoàn toàn tách biệt. Điều này cho thấy điểm khác nhau giữa kiến tập và thực tập cũng không hề ít:
4.1. Lương/thu nhập
Kiến tập không có lương, đây là điều phổ biến, vì mục tiêu của bạn đến chỉ để quan sát, để nhìn, dù thực tế, bạn có thể sẽ hỗ trợ anh chị nhân viên một số việc vặt trong văn phòng, nhưng đó được xem là quyền lợi tích lũy kinh nghiệm cho bạn trong tương lai.
Thực tập thì tùy trường hợp, có khi có, khi không.
– Trường hợp thực tập có lương đa phần xuất hiện ở những doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng thực tập sinh, nghĩa là nhận hồ sơ, phỏng vấn, tuyển dụng như những vị trí chính thức khác. Đây được xem là cách xây dựng đội ngũ nhân sự tài ba kế thừa cho doanh nghiệp trong tương lai. Khi đăng tin tuyển thực tập sinh, nhà tuyển dụng sẽ nêu rõ mức lương hoặc thu nhập luôn.
– Trường hợp thực tập không lương thì phổ biến hơn. Vì năm cuối, sinh viên nào cũng phải đi thực tập, viết báo cáo, bảo vệ luận văn, nên mọi sinh viên phải tìm cho mình một doanh nghiệp để hoàn tất học phần này. Sinh viên sẽ được tiếp cận công việc, làm thực tế nhiều hơn khi kiến tập, nhưng mức độ chuyên môn cũng không nhiều đâu vì doanh nghiệp phải bảo vệ bí mật kinh doanh.
4.2. Thời gian yêu cầu thực hiện
Thực tập chỉ diễn ra một lần, dành cho sinh viên năm cuối. Còn kiến tập có thể triển khai nhiều lần trong suốt 4-5 năm học của sinh viên, thời gian không cố định, thường sẽ bắt đầu từ năm thứ hai trở đi.
4.3. Kỹ năng tích lũy
Kiến tập chủ yếu là nhìn, quan sát anh chị nhân viên làm việc, nhiều lắm cũng chỉ được nhờ in tài liệu, lấy hộ cái này cái kia, chứ sinh viên chưa được phép tham gia tác nghiệp bất cứ một nghiệp vụ nào.
Thực tập thì được tiếp cận thực tế công việc nhiều hơn nên số lượng kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy cũng cao hơn. Doanh nghiệp sẵn sàng giao cho sinh viên thực tập trải nghiệm một số nghiệp vụ cơ bản, ví dụ : gọi điện chăm sóc khách hàng, lên lịch hẹn phỏng vấn, thu thập thông tin ứng viên… Nói chung là những nhiệm vụ mà nếu sai sót chút cũng không gây hậu quả nghiêm trọng, không ảnh hưởng uy tín hoặc bí mật kinh doanh thì sẽ giao cho sinh viên thực tập trải nghiệm.
4.4. Cơ hội trở thành nhân viên chính thức
Giữa kiến tập và thực tập, cơ hội trở thành nhân viên chính thức dành cho sinh viên thực tập cao hơn vì nhiều lý do:
– Thực tập sinh là những sinh viên năm cuối, họ có thể đến làm việc chính thức nhanh hơn, còn kiến tập sinh có thể chỉ là sinh viên năm hai, năm ba mà thôi, chưa thể tập trung toàn tâm toàn ý cho công việc được.
Xem thêm : Trap Girl có nghĩa là gì trong tình yêu
– Nhiệm vụ thực tập sinh đảm nhận mang tính nghiệp vụ sâu hơn, thời gian xuất hiện tại doanh nghiệp nhiều hơn, cơ hội thể hiện mức độ phù hợp môi trường làm việc cao hơn. Vì vậy, người quản lý có thời gian và có kết quả công việc để đánh giá mức độ phù hợp của thực tập sinh chuẩn xác hơn.
– Khối lượng kiến thức thực tập sinh tích lũy trên ghế nhà trường trọn vẹn hơn so với kiến tập sinh. Vì họ đã là sinh viên năm cuối rồi mà, đây cũng là ưu điểm tạo lợi thế cho thực tập sinh.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của thực tập sinh5. Lưu ý khi đi kiến tập
Những lưu ý khi đến thực tập, quân sư TalentBold đã có bài viết chia sẻ rồi. Phần này sẽ dành để nói đến những lưu ý khi đi kiến tập nhé.
5.1. Tuân thủ quy định về thời gian
Mặc dù kiến tập không ràng buộc về thời gian, không tích lũy kinh nghiệm như thực tập nhưng đây là cơ hội để bạn gắn kết dần lý thuyết và thực hành. Nhà trường và doanh nghiệp có thể chỉ cần bạn lên kiến tập mỗi tuần 01 lần, nhưng bạn có quyền đề nghị lên nhiều lần, lịch trình do bạn thiết lập phù hợp với lịch học tại trường. Nếu bạn ngại lên một mình, rồi bị cho ngồi một chỗ, chán thì về, bạn có thể hẹn cả nhóm sinh viên cùng mùa kiến tập đó lên cùng. Khi đó, người hướng dẫn sẽ dành nhiều thời gian cho các bạn hơn.
5.2. Cơ hội trong tầm tay, phải giữ lấy
Bạn thường nghĩ, kiến tập chẳng mang lại nhiều lợi ích như thực tập. Nhưng thực tế, lợi ích của kiến tập là lợi ích lâu dài. Bạn kiến tập tốt, doanh nghiệp đánh giá cao, cơ hội được nhận thực tập trong tầm tay. Mà thực tập tốt nữa thì có thể được tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Hiệu ứng dây chuyền tốt vậy, dại gì mà không nỗ lực để có một kỳ kiến tập chất lượng tốt.
5.3. Tạo mối quan hệ thân thiết với anh chị nhân viên
Kiến tập rảnh, phụ anh chị chút việc văn phòng, trò chuyện thân tình, lễ phép, xây dựng mối quan hệ anh chị em lâu dài… Dù là mở rộng mối quan hệ xã hội, hay muốn tạo cơ hội xin việc làm sau này, thì việc phát huy kỹ năng giao tiếp tốt đến mọi người luôn là điều cần thiết.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng5.4. Gắn kết yêu cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp
Báo cáo kiến tập là yêu cầu bắt buộc sau khi kết thúc giai đoạn. Trong quá trình kiến tập, bạn nên hỏi người hướng dẫn ở doanh nghiệp bản báo cáo mẫu hoặc tự lên thư viện trường để tìm kiếm. Mục đích là hoàn thành báo cáo kiến tập của bạn sớm, đưa giảng viên góp ý sớm, nếu giảng viên có yêu cầu, bổ sung điều gì thì hỏi ngay người hướng dẫn để có được thông tin cần thiết nhanh và hoàn hảo. Đây chính là cách thức tuyệt vời để có một bản báo cáo kiến tập điểm số cao.
Kiến tập và thực tập mang đến cho sinh viên những lợi ích riêng, cụ thể ra sao quân sư TalentBold đã chia sẻ trong bài viết. Và để tối ưu lợi ích đó, trước hết sinh viên cần phân biệt giữa kiến tập và thực tập. Hiểu rõ đặc trưng của từng loại hình, từ sự chuẩn bị, trang bị, đến thực hiện đều diễn ra suôn sẻ. Kết quả nhận được không những tốt, mà còn có khả năng kéo điểm số toàn khóa học lên cao, vì hệ số điểm kiến tập/ thực tập trong bảng điểm gấp nhiều lần hệ số môn học, vì vậy tuyệt đối đừng lơ là hai giai đoạn này nhé. Chúc bạn luôn thành công!
– Chi tiết liên hệ: Talentbold – We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp