Nền kinh tế nhiều thành phần là gì?

Đặc điểm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Vậy nền kinh tế nhiều thành phần là gì? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu. Sau đây, mời bạn cùng ACC tìm hiểu bài viết.

Kt
Nền kinh tế nhiều thành phần là gì?

1. Nền kinh tế nhiều thành phần là gì?

Hiện nay theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê nin đưa ra cách hiểu về nền kinh tế nhiều thành phần là gì như sau: “Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất”.

Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế. Bên cạnh đó có thể thấy các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.

2. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan bởi các nguyên nhân sau:

Về lí luận trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Về mặt thực tế khi bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế.

Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại thì các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn… Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân).

Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khi tìm hiểu về nền kinh tế nhiều thành phần là gì cho thấy sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan, mà còn có vai trò to lớn do:

Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta.

Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế – xã hội.

Nền kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ mới trên thế giới…

Nền kinh tế nhiều thành phần còn tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, nó như những “cầu nối”, trạm “trung gian” cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.

4. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam có 5 thành phần đó là:

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Bên cạnh đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, then chốt.

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; không giới hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế.

Kinh tế tư bản Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản. Kinh tế tư bản Nhà nước gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…). Kinh tế tư bản Nhà nước có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

5. Câu hỏi thường gặp

Kinh tế bao cấp là gì?

Kinh tế bao cấp là một nền kinh tế kế hoạch hoá theo chế độ chủ nghĩa cộng sản. Theo đó, kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ và nhường chỗ cho nền kinh tế nhà nước chỉ huy.

Cơ chế quản lý thời điểm kinh tế bao cấp

Trong thời kỳ này, cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cụ thể như sau:

  • Nền kinh tế do nhà nước quản lý hành chính dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh từ trên chỉ đạo xuống.
  • Doanh nghiệp bị các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc quản lý, sản xuất, kinh doanh.
  • Mối quan hệ giữa tiền tệ và hàng hóa chỉ mang tính hình thức, không được xem trọng.
  • Bộ máy quản lý phức tạp, nhiều cấp trung gian(từ trung ương tới địa phương) nên hoạt động không nhanh chóng, kịp thời, gây ra nhiều hệ lụy đến quyền và lợi ích của người dân, lao động.
  • Nền kinh tế nhiều thành phần không được nhà nước công nhận mà chỉ có kinh tế quốc doanh và tập thể.

XEM THÊM:>>>Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề nền kinh tế nhiều thành phần là gì đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho độc giả quan tâm tìm hiểu.