Có thể bạn chưa biết thông tin về biên tập viên học ngành nào?

Việc làm báo chí – truyền hình

1. Khái quát về nghề biên tập viên

1.1. Thế nào là biên tập viên

Biên tập viên là một vị trí công việc hay bắt gặp ở nhiều lĩnh vực như báo chí, điện ảnh, truyền hình,… Những sản phẩm bản thảo của một biên tập viên đòi hỏi sự hoàn chỉnh đến từng chi tiết cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Vì thế, một biên tập viên cần trang bị cho mình không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng cần thiết. Nếu bạn có niềm thích viết lách, thể hiện chất riêng của mình qua từng câu chữ thì chắc chắn đây là một công việc hết sức lí tưởng cho bạn.

1.2. Công việc của biên tập viên

Tùy vào đặc thù của môi trường ngành nghề mà sẽ có những yêu cầu công việc cho biên tập viên để phù hợp với môi trường đó. Nhưng nhìn chung, họ đều là những người có vốn kiến thức am hiểu sâu rộng để có thể trực tiếp biên tập lại những thứ người khác đã làm một cách tốt nhất.

Cụ thể, biên tập viên là người chịu trách nhiệm và đứng ra phê duyệt những văn bản của người khác để đảm bảo nội dung được hợp lý, hình thức được khoa học.

Gợi ý: Những top việc làm biên tập viên hấp dẫn hiện nay

2. Biên tập viên học ngành nào?

Nhiều bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành một biên tập viên giỏi trong tương lai. Có bạn sẽ muốn làm ở lĩnh vực truyền thông như truyền thông quốc tế hay bảo trợ truyền thông hay phóng viên, cũng có bạn muốn làm ở lĩnh vực báo chí thì các bạn đều cần tới khả năng sử dụng ngôn ngữ báo chí linh hoạt, hiểu biết nhiều các lĩnh vực liên quan. Rất nhiều bạn trẻ không theo học chuyên ngành nhưng lại bén duyên với nghề biên tập viên. Nhưng nếu có định hướng từ bây giờ, bạn nên tham khảo cho mình thông tin để trở thành biên tập viên thì học ngành gì!

2.1. Ngành báo chí

Ứng cử viên số một cho câu trả lời muốn làm biên tập viên theo học ngành tốt nhất chính là báo chí. Là ngành luôn đứng TOP trong đào tạo báo chí nên chỉ tiêu đầu vào, nổi bật là điểm thi khá cao.

Không thể không nhắc đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong danh sách này vì đây là ngôi trường từ lâu đã cho ra những thế hệ sinh viên biên tập viên xuất chúng. Bạn đừng lo lắng quá về tốc độ cạnh tranh trong trường đại học này! Một vài cái tên khác sẽ là gợi ý hữu ích cho bạn để đáp ứng mong muốn của bạn theo học biên tập viên như trường Đại học Văn Hóa, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân Văn.

Được theo học ngành báo chí, sau khi tốt nghiệp cùng với nhiệt huyết cống hiến của bản thân, bạn sẽ trở nên tự tin và năng động hơn bao giờ hết.

2.2. Ngành luật

Không phải ai cũng biết sinh viên ngành luật có thể trở thành biên tập viên giỏi. Sự nắm bắt, hiểu biết rõ về luật chính là điểm cộng lớn cho sinh viên theo học ngành này. Bạn có thể ứng tuyển vào những trường đại học đào tạo ngành luật có tiếng như: trường Đại học Luật, trường Đại học Quốc Gia, trường Đại học Văn hóa.

Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với sinh viên học ngành luật mà ứng tuyển vị trí biên tập viên! Dựa trên trình độ học vấn và kinh nghiệm thực tế của ứng viên, bạn có thể được đặt cách hay thậm chí tuyển thẳng vào nơi làm việc.

2.3. Ngành ngữ văn

Để có thể viết lách tốt nhằm phục vụ cho nghề nghiệp thì ngành ngữ văn là một lựa chọn hay đối với những bạn có học lực trung bình khá . Bạn có thể tham khảo một số trường khối C có lớp văn học như: trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Tây Bắc.

Theo học ngành ngữ văn, bạn cũng sẽ được học những môn liên quan tới báo chí nhưng không chuyên sâu mà chủ yếu là đào tạo sâu về văn học. Đây chính là điểm hạn chế đòi hỏi bạn phải chủ động tìm tòi, học hỏi các đề tài để viết hay kinh nghiệm làm báo.

2.4. Ngành xã hội học

Là một ngành thuộc khối ngành xã hội, 2 trường đào tạo chuyên sâu về biên tập viên chắc chắn là trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn. Cơ hội nghề biên tập viên cho sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học là hoàn toàn rộng mở.

Điểm thi đầu vào của ngành này không cao bằng ngành báo chí và ngữ văn nên xác suất trúng tuyển là lớn. Theo học ngành xã hội học, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng viết cũng như biên tập tốt.

2.5. Ngành ngoại ngữ

Một trong những lợi thế của sinh viên làm nghề báo là thông thạo nhiều ngoại ngữ. Chính vì thế mà sinh viên học ngoại ngữ ra trường làm báo rất nhiều. Đây chính là ngành rất dễ xin việc và điểm thi ở mức vừa cho bạn lựa chọn.

Bạn có năng khiếu ngoại ngữ hay niềm đam mê với ngoại ngữ thì hãy tự tin ứng tuyển vào trường Đại học Ngoại ngữ hay trường Đại học Hà Nội. Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung hay ngôn ngữ Hàn hiện đang là ngôn ngữ cần thiết nhất phục vụ cho nghề biên tập viên. Nơi đây sẽ vừa xây đắp tình yêu của bạn với ngoại ngữ, vừa trang bị cho bạn những thứ cần cho nghề biên tập viên sau này.

Việc học chưa bao giờ là đủ đối với một người có ý chí cầu tiến trong công việc. Song song việc học các ngành đề cập bên trên tại trường đại học, bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học thực tế bên ngoài để trau dồi thêm khả năng viết lách, tính tỉ mỉ trong công việc.

Xem thêm: Học quan hệ công chúng ra làm gì?

Tìm việc làm biên tập viên truyền hình

3. Cơ hội và thách thức cho biên tập viên

Nghề biên tập viên là một trong những nghề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Đi đôi với cơ hội của công việc này, có những thách thức phía trước là gì?

3.1. Cơ hội cho biên tập viên

Ngày nay, mạng Internet phổ biến và rộng khắp các nơi; nhu cầu nắm bắt thông tin và giải trí của con người cũng ngày một cao hơn. Người ta không chỉ đọc báo, nghe đài như ngày xưa nữa mà thêm vào đó là xem truyền hình.

Vị trí biên tập viên góp mặt ở hầu hết các chương trình truyền hình như chương trình giáo dục, chương trình giải trí,… lấn sân sang cả lĩnh vực điện ảnh như phim chiếu rạp, MV ca nhạc,… Bên cạnh đó, những bài báo, những trang báo mạng hay thông tin trên web thì đứng sau đó là những người biên tập viên soạn thảo ra nội dung.

Nghề biên tập viên luôn có rất nhiều cơ hội cho bạn thể hiện cũng như phát triển bản thân. Tìm kiếm cho mình ngành học phù hợp sẽ giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp cá nhân.

3.2. Thách thức cho biên tập viên

Ngành nghề nào cũng tồn tại những khó khăn nhất định, để thành công thì người trong nghề phải vượt qua được các điều đó. Đối mặt và trải qua được thách thức không chỉ chứng tỏ bạn chiến thắng bản thân mà còn cho người khác thấy năng lực đáng gờm của bạn.

Thách thức của nghề biên tập viên là những áp lực công việc. Bạn thử nghĩ khi bạn xem một tập phim hay, bạn sẽ mong đợi tập phim sau hay hơn nữa. Đó chính là vấn đề đòi hỏi biên tập viên không ngừng sáng tạo, làm mới nội dung và nắm bắt thị hiếu của xã hội để những sản phẩm của mình được khán giả đón nhận.

Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã có cho mình câu trả lời hài lòng về biên tập viên học ngành nào!

Xem thêm: Ngành tổ chức sự kiện là gì