1. Các trường hợp nào người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham (BHXH) bắt buộc, bao gồm:
Bạn đang xem: Đóng BHXH bắt buộc nhưng không đóng BHYT có được hay không?
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng nhưng không quá 36 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các trường hợp người lao động tại doanh nghiệp nêu trên phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023
Xem thêm : 1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo, ăn sữa chua nha đam có béo không?
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đóng bảo hiểm y tế có được hay không?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Trường hợp nào người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia BHYT?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), các trường hợp người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên nhưng không quá 36 tháng.
Như vậy, theo quy định Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), các trường hợp người lao động tại doanh nghiệp nêu trên phải tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc.
3. Người lao động có phải đóng BHXH bắt buộc nhưng không đóng BHYT có được hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm : Cập Nhật Phí Thường Niên MB Bank Mới Nhất 2023
Như vậy, dựa vào nội dung của bài viết, người lao động thuộc các đối tượng nêu tại Mục 2 trên phải tham gia đóng bảo hiểm y tế kể cả trong trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc.
Trên thực tế cho thấy không ít trường hợp người sử dụng lao động đã hiểu sai khái niệm về BHXH bắt buộc và BHYT bắt buộc khi cho rằng: Không cần phải đóng BHYT cho người lao động tại vì đã đóng BHXH bắt buộc cho người lao động và trong BHXH bắt buộc đã có các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Điều 20. Loại hợp đồng lao động – Bộ luật Lao động 2019
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
(Lưu ý: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, loại hợp đồng mùa vụ đã được bãi bỏ)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp