Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền? Ai phải chịu tiền án phí?

Mất bao nhiêu tiền để ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

1. Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam ấn định mức án phí ly hôn đơn phương không tranh chấp là 300.000 đồng. Đồng thời, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án về mức án phí dân sự trong các trường hợp cụ thể như:

Án phí dân sự sơ thẩm Mức tiền phải nộp Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng Tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng

Trường hợp tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a. Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng b. Từ trên 6.000.000 đồng – 400.000.000 đồng 5% giá trị tranh chấp c. Từ trên 400.000.000 đồng – 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng d. Từ trên 800.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng đ. Từ trên 2.000.000.000 đồng – 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng e. Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0.1% giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

2. Ai phải chịu tiền án phí ly hôn?

Nguyên đơn (tức người khởi kiện) sẽ có nghĩa vụ chịu mức án phí sơ thẩm khi nộp đơn ly hôn đơn phương. Theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ về nghĩa vụ chịu mức án phí khi ly hôn như sau:

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Nguyên đơn chịu mất án phí ly hôn
Người nộp đơn chịu tiền án phí ly hôn

Xem thêm: Luật sư tư vấn ly hôn theo quy định của tòa án mới nhất

3. Tiền tạm ứng án phí ly hôn do ai đóng?

Người nộp đơn ly hôn đơn phương là người có nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn. Về mặt pháp lý, trình tự cũng như thủ tục khởi kiện về lĩnh vực hôn nhân và gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ theo đó, quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn được Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu chi tiết như sau:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

4. Điều kiện ly hôn đơn phương là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, một trong hai bên chỉ được quyền đề nghị ly hôn đơn phương khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Nguyên đơn có đầy đủ chứng cứ minh chứng về đối phương vi phạm trầm trọng đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng;
  • Nguyên đơn có căn cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình của vợ hoặc chồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tinh thần của người còn lại;
  • Trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Như vậy, Tòa án chỉ giải quyết trường hợp ly hôn đơn phương nếu như nguyên đơn có đầy đủ chứng cứ chứng minh được hành vi vi phạm của đối phương.

Xem chi tiết: Điều kiện ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật hiện nay

Điều kiện cần có để ly hôn đơn phương
Các điều kiện ly hôn đơn phương

Bạn có thể xem thêm mẫu đơn ly hôn đơn phương theo quy định mới nhất hiện nay

5. Ly hôn đơn phương vắng mặt vợ, chồng như thế nào?

Ly hôn đơn phương vắng mặt vợ hoặc chồng là trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng bên kia đã vắng mặt liên tục trong thời gian ít nhất 1 năm mà không có lý do chính đáng. Khi đó, bên muốn ly hôn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương tới Tòa án có thẩm quyền.

Ly hôn đơn phương vắng mặt vợ, chồng có 2 trường hợp:

  • Trường hợp vắng mặt của nguyên đơn.
  • Trường hợp vắng mặt của bị đơn.

Tòa án sẽ triệu tập bên vắng mặt đến dự phiên tòa bằng các hình thức như gửi thư, điện thoại, thông báo qua chính quyền địa phương. Nếu sau 2 lần triệu tập hợp lệ mà bên vắng mặt vẫn không có mặt, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt. Tòa sẽ xem xét các bằng chứng, lý do ly hôn và các quyền lợi liên quan của hai bên để đưa ra phán quyết cho phép ly hôn hoặc không.

Như vậy, ly hôn đơn phương vắng mặt bên kia phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo luật định để được chấp thuận.

6. Ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Căn cứ vào quy định tại điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là 04 tháng, tuy nhiên nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 06 tháng.

Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Trên đây là những giải đáp của Apolat Legal cho thắc mắc ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, liên hệ ngay chúng tôi theo hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
    • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    • Email: info@apolatlegal.com
    • Hotline: (+84) 911 357 447
    • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều