Nhập khẩu muộn cho con có thể bị phạt
Nhập hộ khẩu cho con là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quản lý, nắm được tình hình dân cư và thực hiện các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này nên thường nhập hộ khẩu/đăng ký thường trú quá hạn, dẫn đến việc đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, không được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
Tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2020 quy định, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Bạn đang xem: Khai sinh cho con nhưng chưa nhập hộ khẩu có bị phạt không?
Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Đồng thời, khoản 6 Điều 19 Luật này cũng nêu rõ, khi đủ điều kiện đăng ký cư trú thì công dân phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
Như vậy, mặc dù không quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký thường trú sau khi đăng ký khai sinh cho trẻ nhưng nếu có đủ điều kiện thì cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký thường trú để nhập hộ khẩu cho con.
Trường hợp có đủ điều kiện đăng ký thường trú mà không thực hiện thì cha, mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú… hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Theo đó, khi đã khai sinh, đủ điều kiện nhập hộ khẩu nhưng vẫn đăng ký thường trú muộn cho con thì cha, mẹ có thể bị phạt 500.000 – 01 triệu đồng vì không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con
Xem thêm : Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền và có bị giữ bằng không?
Căn cứ điều 21, 22 Luật Cư trú, thủ tục nhập hộ khẩu cho con thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ
Bản sao giấy khai sinh của con;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ;
Bản sao sổ hộ khẩu gia đình;
Tờ khai bổ sung nhân khẩu (theo mẫu của cơ quan công an cấp quận, huyện).
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Xem thêm : Phim của Jang Hyuk có những tác phẩm nào nổi bật?
– Người đăng ký thường trú trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn. Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ nộp tại Công an cấp huyện.
cC quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký khi tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
– Ngoài ra, người đăng ký cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
(Thực hiện khai báo thông tin và đính kèm bản quét hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết theo quy định. Công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi có yêu cầu của người làm công tác đăng ký cư trú).
Bước 2: Nhận kết quả
Người dân nhận kết quả chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Cơ quan đăng ký cư trú sau khi nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Khai sinh cho con nhưng chưa nhập hộ khẩu có bị phạt không? Nếu còn vướng mắc về bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng gọi tới 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp