- Kem tẩy lông Veet 100ml Chính Hãng
- 1 Hộp sữa TH True Milk: Theo dõi lượng calo và tác dụng của sữa tươi đối với cân nặng
- Cung Ma Kết là cung gì? Bật mí nhanh tính cách, tình yêu và sự nghiệp của những người thuộc cung Ma Kết
- Review kem dưỡng ẩm Neutrogena Hydro Boost cho da dầu và da khô
- 10 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm dễ làm, đủ dinh dưỡng
- Điểm thi và phương án điểm trúng tuyển vào vòng phỏng vấn BIDV:
Cách thức tính điểm trung bình theo trọng số và nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào vòng 3 – phỏng vấn: – Điểm trọng số = Điểm nghiệp vụ x 70% + điểm tiếng Anh x 30% – Điểm sàn chung của hệ thống: + Điểm trọng số: >= 30đ + Điểm Nghiệp vụ: >= 30đ + Điểm tiếng Anh: >= 30đ – Nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào vòng 3 – phỏng vấn: lựa chọn theo điểm bình quân trọng số từ cao xuống thấp và điểm của thí sinh phải đảm bảo không thấp hơn điểm sàn chung của hệ thống. – Riêng đối với các vị trí CV Quản lý Khách hàng, CV Quản lý rủi ro, CV Quản trị tín dụng, CV Kế toán tổng hợp, NV Quản lý Khách hàng, NV Quản lý thông tin khách hàng: để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc, trong trường hợp số thí sinh Nam vào vòng 3 chiếm tỷ lệ dưới 30% tổng số thí sinh vào vòng 3, sẽ xét phương án ưu tiên Nam có điểm trọng số thấp hơn tối đa 10 điểm so với điểm chuẩn trọng số chung của Chi nhánh, nguyên tắc lựa chọn theo điểm bình quân trọng số từ cao xuống thấp và điểm của thí sinh đảm bảo không thấp hơn điểm sàn chung của hệ thống. Bình luận: Thông tin này hẳn không lấy gì làm vui với các bạn nữ. Vốn dĩ các bạn nữ thường chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia phỏng vấn vào ngân hàng ở một số vị trí (thường bị bắt bẻ về vấn đề tuổi tác, chồng con, sức khỏe, dọa về áp lực công việc,…). Giờ đến cả vòng thi BIDV cũng có quy định như này. Nhưng thay vì kêu ca, oán thán ngân hàng, hãy chấp nhận cuộc sống vốn dĩ không công bằng, ôn tập tốt để nằm trong nhóm an toàn trong vòng thi, thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn. Xã hội ngày càng bình đẳng, hãy nghĩ về những lợi thế không nhỏ mà các bạn có còn các bạn nam không có. Thực tế vẫn rất nhiều bạn nữ trúng tuyển vào vị trí QHKH, thẩm định, tái thẩm định, quản trị rủi ro,… Còn GDV thì khỏi nói rồi, đối tượng bị phân biệt đối xử lại là các bạn nam Số ứng viên vào vòng Phỏng vấn thường gấp 4 lần chỉ tiêu.
Bạn đang xem: Kinh nghiệm PHỎNG VẤN vào BIDV và những lưu ý QUAN TRỌNG
- Tiêu thức phỏng vấn và điểm phỏng vấn BIDV:
Xem thêm : Sự truyền nhiệt là gì? Tìm hiểu nguyên lý truyền nhiệt – Apolytech
– Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100. – Hình thức phỏng vấn: bốc thăm câu hỏi. Có 3 giỏ câu hỏi: + Kinh tế – Xã hội + Nghiệp vụ/Tình huống cho vị trí ứng tuyển + Tình huống/ Ứng xử (trong công việc, cuộc sống) – Tiêu thức phỏng vấn (thang điểm): + Ngoại hình, tác phong: 30 điểm + Kỹ năng ứng xử, xử lý tính huống: 30 điểm + Hiểu biết chung về kinh tế xã hội: 25 điểm + Kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành: 15 điểm – Điểm PV đươc tính trên cơ sở điểm trung bình cộng của các các thành viên tham gia PV. – Điểm PV của các thành viên HĐPV Chi nhánh đối với 1 thí sinh phải đảm bảo nguyên tắc sau: + Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau không quá 10 điểm. + Trường hợp Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau quá 10 điểm, các thành viên HĐPV Chi nhánh cần thống nhất lại điểm; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo về Hội đồng tuyển dụng tập trung toàn hệ thống để xử lý.
- Phương thức tính điểm sau vòng 2 và vòng 3 để xét tuyển dụng chính thức:
– Đối với thí sinh dự thi vòng 2: Điểm sau 2 vòng thi = (Điểm TB theo trọng số vòng 2 + Điểm vòng 3)/2 – Đối với thí sinh được miễn thi vòng 2: Điểm sau 2 vòng thi = Điểm vòng 3 Căn cứ theo nhu cầu tuyển dụng của đơn vị và kết quả sau 02 vòng thi, điểm trúng tuyển sẽ được xét theo thứ tự từ cao xuống thấp theo từng nghiệp vụ. Những thông tin này giúp các bạn có CHIẾN THUẬT phù hợp khi tham gia đợt tuyển của BIDV. Với việc vòng thi và vòng PV có vai trò như nhau, rõ ràng nhưng bạn đạt điểm thi cao sẽ có lợi thế không nhỏ, nhất là khi đề thi của BIDV chuyển sang hình thức trắc nghiệm toàn bộ, điểm bài thi về mặt bằng chung cao hơn những năm còn phần tự luận trong đề nghiệp vụ khá nhiều. Nói vậy không có nghĩa là những bạn đạt điểm không có lợi thế này (nói một cách dễ hiểu là điểm thi không cao, nằm cuối danh sách phỏng vấn) không còn cơ hội. Bạn vẫn có thể lật ngược tình thế nếu thể hiện xuất sắc trong vòng phỏng vấn. Ad có biết một số trường hợp các bạn điểm nằm trong nhóm cuối danh sách PV (tương ứng với điểm thấp hơn) vẫn trúng tuyển. Tuy nhiên, nếu bạn đọc bài này khi đang chuẩn bị cho các đợt tuyển tiếp theo của BIDV (đợt 2/2016, đợt 1, 2/2017 với các bạn thế hệ 1995, các đợt tuyển lẻ tẻ khác), hãy nhớ ôn tập dần để chuẩn bị tốt cho vòng thi viết, mang lại lợi thế lớn cho mình. Cộng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho vòng phỏng vấn, chắc chắn, cơ hội sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Bạn sẽ làm chủ tình hình chứ không phải trông mong vào sự xuất thần của mình hay hy vọng các ứng viên khác – những “đối thủ cạnh tranh” không thể hiện đúng phong độ. Với BIDV, vòng PV có thang điểm rất rõ ràng. Thang điểm này cũng đã gợi ý phần nào cho việc chuẩn bị cho vòng phỏng vấn. Để chuẩn bị tốt cho vòng PV của BIDV hay bất cứ ngân hàng nào, có 6 YẾU TỐ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG cần chú ý như sau: 1/ Hình thức, trang phục, diện mạo, tác phong, cử chỉ: những yếu tố gây ấn tượng ban đầu bao giờ cũng RẤT QUAN TRỌNG. Nhất là với BIDV, yếu tố này chiếm 30 điểm trên tổng điểm 100. HĐPV có ấn tượng tích cực hay tiêu cực về bạn, phần lớn đều từ những ấn tượng ban đầu của họ khi bạn xuất hiện. Nhân viên Ngân hàng – đặc biệt đối với các vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách luôn có một hình thức tươi trẻ, đầy sức sống, đặc biệt là rất gọn gàng, chuyên nghiệp. Vì thế, để trở thành một trong số họ, bạn cũng nên có những thay đổi tương đồng, không quá cầu kỳ nhưng cũng cần chỉn chu, lịch sự và chuyên nghiệp. Một tips nho nhỏ là có thể đến trải nghiệm ở các ngân hàng, quan sát các CVQHKH, GDV, từ trang phục đến cách trang điểm, cung cách giao tiếp với khách hàng để tham khảo và học hỏi. Những chi tiết nhỏ có thể tạo khác biệt lớn. Ấn tượng ban đầu tốt giúp bạn có sự khởi đầu thuận lợi, trút bỏ áp lực về tâm lý, HĐPV sẽ thoải mái, thân thiện, vui vẻ hơn với bạn. Thậm chí có những HĐPV sẽ bày tỏ sự hài lòng ra mặt, khi bạn là ứng viên duy nhất xin phép ngồi và cất ghế lại trước khi ra về. Lời khuyên chung cho buổi phỏng vấn BIDV: – Về trang phục: An toàn nhất là trang phục công sở. Với nhiều bạn sinh viên, trong 4 năm ĐH lần duy nhất các bạn mặc đồ công sở là khi… chụp ảnh kỷ yếu. Thời sinh viên sôi nổi đã qua, giờ là lúc phải đi làm và hãy làm quen với đồ công sở. + Với Nam: Giầy tây đen, quần tây sẫm màu (nên là màu đen), tất cùng tông màu với quần, dây lưng, sơ mi trơn dài tay, thắt caravat, có thể thêm đồng hồ, áo vest và nhớ sơ vin nhé. + Với nữ: Áo vest (nếu trời lạnh/se lạnh), áo sơ mi trắng kèm zuýp. Ưu tiên zuýp bó, độ ngắn quá đầu gối một chút (đừng ngắn quá bạn nhé ). Có một số bạn nữ không tự nhiên, thoải mái, không hợp với zuýp, có thể mặc quần âu hoặc trang phục nào đó bạn thấy tự tin nhưng vẫn đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Phụ kiện có thể có đồng hồ. Hạn chế khuyên tai loằng ngoằng. Trang điểm nhẹ nhàng. Hãy thể hiện một sự cuốn hút vừa đủ, nhã nhặn nhưng cũng toát lên vẻ sắc sảo, chuyên nghiệp. Với cả nam và nữ, nhớ là áo phẳng phiu. Tuyệt đối tránh các loại quần áo màu quá lòe loẹt, hở hang và mang trên người quá nhiều trang sức. Nếu bạn muốn thể hiện cá tính, hãy thể hiện ở một môi trường khác phù hợp hơn. Ngân hàng là nơi quy chuẩn về ăn mặc, hãy tuân thủ. – Về gương mặt, tác phong: Đầu tóc, râu ria, móng tay cắt tỉa gọn gàng. Với nam: không nhuộm tóc và nên dùng gel tạo kiểu. Nếu dùng nước hoa, nên chọn mùi trung tính và loại nhẹ. Nhớ đến sớm khoảng 15p để chỉnh trang lại đầu tóc, quần áo trước khi vào phỏng vấn. – Về phong thái: đi thẳng, bước đi tự tin, chắc chắn, hơi ưỡn người về phía trước. Luôn giữ sự tươi tắn, tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn. Một gương mặt sáng sủa, tác phong tự tin, trang phục phù hợp, vậy là bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi. TUY NHIÊN, ấn tượng ban đầu có tốt đến đâu cũng không thể cứu vãn được buổi phỏng vấn nếu bạn KHÔNG làm tốt 5 yếu tố còn lại. 2/ Kiến thức cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn BIDV: bao gồm kiến thức cứng (nghiệp vụ, kiến thức nền tảng,…) và kiến thức mềm (vốn sống, kiến thức xã hội, hiểu biết về ngành nghề ứng tuyển). Làm chủ kiến thức giúp bạn tự tin trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bám sát vào kiến thức nghiệp vụ cần thiết cho vị trí (ví dụ: QHKH là kiến thức về NHTM, tín dụng NH, các văn bản pháp luật, thêm cả TCDN, báo cáo tài chính, thẩm định dự án nếu PV vào vị trí CVQHKH DN) và các kiến thức nền tảng của ngành (ngân hàng thương mại, lý thuyết tài chính, tài chính tiền tệ và cả kinh tế vi mô, vĩ mô) để chuẩn bị cho các câu hỏi nghiệp vụ. Với BIDV: Kiến thức cứng (nghiệp vụ hoặc tình huống liên quan đến công việc của vị trí ứng tuyển) chiếm 15 điểm trên thang điểm 100. Điểm phần này thấp nhất trong 4 phần của thang điểm. Lý do đơn giản: đề thi của BIDV vẫn luôn được coi là một trong những đề thi khó nhất. Việc bạn vượt qua được vòng thi, BIDV đã đánh giá bạn rất cao rồi. Nhưng không vì điểm thấp mà không ôn hay ôn qua loa. Hãy đảm bảo ít nhất là mình có ý tưởng gì đấy cho câu hỏi. Bởi bạn đã thể hiện tốt ở vòng thi rồi nhưng lại không trả lời được ở vòng PV, HĐPV sẽ không thực sự đánh giá cao bạn nữa. Kiến thức mềm chiếm 25 điểm, số điểm rất cao trong thang điểm. Các ngân hàng hiện nay rất thích hỏi ứng viên các câu hỏi về tình hình chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, hiểu biết về ngân hàng ứng tuyển, ngân hàng đối thủ cạnh tranh, các vấn đề được cả xã hội quan tâm,… BIDV thậm chí còn có những câu hỏi trên trời dưới biển (Lê Quý Ngoại Sử là tên khác của tác phẩm nào? Hay Việt Nam có bao nhiêu km biên giới với Trung Quốc? Bốc được mấy câu này, hẳn hầu hết các bạn đều nghĩ trong đầu: Oát tờ hợi, BIDV troll em à? @@ Ad: Troll max level chứ còn gì nữa )). Ngân hàng bước sang một giai đoạn mới, kinh doanh an toàn và phát triển bền vững, hướng tới mảng ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Cách thức tuyển dụng cũng được điều chỉnh phù hợp với xu thế này. Ngân hàng yêu cầu cao hơn ở ứng viên trong giai đoạn hiện nay, không chỉ vững chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, nhạy bén với thời cuộc. Đây là những yếu tố cần chuẩn bị, bồi đắp qua cả một quá trình. Đọc đến đây, có một số bạn sẽ nghĩ: Phải làm sao nếu không có nhiều thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, không có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú? Lúc này, bạn cần đến các cụm từ khóa tìm kiếm giúp nhanh chóng thu thập được thông tin: – 10 sự kiện kinh tế xã hội tiêu biểu/nổi bật trong năm 2015 – Cục diện ngân hàng sau 4 năm tái cơ cấu – Những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2015 – 10 sự kiện xã hội nổi bật nhất năm 2015 – Toàn cảnh bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam – Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, hiệp định TPP – … Các bạn quan tâm đến thông tin nào thì tìm kiếm theo từ khóa tương ứng. Google không tính phí, vấn đề là có chịu khó hay không thôi. Các sự kiện được cả xã hội quan tâm trong thời gian qua có thể kể đến: – Đại hội Đảng, bầu cử các chức danh lãnh đạo, bầu cử đại biểu quốc hội – Thực phẩm bẩn – Cá chết hàng loạt ở miền Trung (tìm hiểu về thủy triều đỏ, việc bức xúc với dự án của 1 công ty Đài Loan, vấn đề sàng lọc thông tin,…) – Hiệp định TPP – Hải chiến Gạc Ma 1988 – … Với các câu hỏi hiểu biết về ngân hàng (tên gọi đầy đủ, lịch sử hình thành, logo, slogan, ban lãnh đạo, sản phẩm cho KHCN/KHDN, sản phẩm chủ đạo, các sự kiện nổi bật,…), cách tốt nhất là theo dõi từ chính website của ngân hàng. Bên cạnh đó, chọn lọc từ các tin tức chung về ngành ngân hàng, về tình hình kinh doanh, chương trình ưu đãi, sự kiện nổi bật của từng ngân hàng (sáp nhập, hợp nhất, tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới,…) trên các trang tin đã liệt kê ở trên.(tham khảo thêm các kênh đọc/xem tin tức được liệt kê bên dưới). Ví dụ: BIDV có các thông tin nổi bật sau: – Lịch sử hình thành: + Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam + Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam + Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) + Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Ban lãnh đạo: + Chủ tịch HĐQT: Trần Bắc Hà + TGĐ: Phan Đức Tú Nên tìm hiểu thêm về lãnh đạo chi nhánh (Giám đốc), các hoạt động nổi bật và địa bàn (lĩnh vực chủ đạo, khách hàng tiềm năng, các dự án lớn, cụm/khu công nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của địa phương). – Slogan: Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công – Logo: Biểu tượng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức được công bố vào ngày 25/9/1991. Đến nay, trải qua bao thời gian xây dựng và phát triển, ngân hàng vẫn giữ nguyên logo ấy. Logo của BIDV bao gồm những chữ cái đầu tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bằng tiếng Anh (BIDV). Ba chữ IDb được bố trí thành một khối chặt chẽ lồng ghép với nhau. Chữ D màu xanh là biểu tượng của tương lai, hy vọng và phát triển. Chữ I màu đỏ là màu của cờ Tổ quốc Việt Nam, chữ b được lồng ghép từ chữ I và chữ D có hai màu xanh đỏ. Chữ V có màu đỏ là màu cờ Tổ quốc và đỡ gọn cả khối ba chữ trên trong lòng một cách chặt chẽ. Việc bố trí cấu trúc của khối chữ và màu của nó đã tự nói lên ý nghĩa của biểu tượng: Tổ quốc Việt nam như một con tàu, như cái nôi của người mẹ Tổ quốc (chữ V) đang nâng niu, dìu dắt đứa con BIDV (khối chữ IDb); và IDb sẽ góp phần đưa con tàu tới đích cũng như con tàu (chữ V) người mẹ Việt Nam sẽ đưa, lãnh đạo IDb tới bến vinh quang. – Sự kiện nổi bật: + Nhận sáp nhập MHB vào ngày 22/05/2015 (NHNN chấp thuận vào ngày 25/04) + Tổng tài sản lớn nhất hệ thống (> 850 nghìn tỷ, Vietin ~ 780 nghìn tỷ, Vietcom ~675 nghìn tỷ), lợi nhuận trước thuế & sau thuế cao nhất hệ thống (LNTT: 7.949 tỷ, LNTT sau khi tính đủ phần lỗ lũy kế khi tiếp nhận MHB: 7.473 tỷ, LNST: 6.382 tỷ) + Tăng vốn điều lệ sau khi nhận sáp nhập MHB + Đạt giải thưởng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015 do Tạp chí The Asian Banker trao tặng – Sản phẩm: xem thêm tại: BIDV Internet – Trang chủ Có thể hỏi thêm người quen (trực tiếp hoặc gián tiếp) làm ở BIDV các thông tin về sản phẩm chủ đạo, định hướng phát triển,… Về lâu dài, hãy tạo thói quen đọc/xem tin tức. Có một số trang tin hay về kinh tế, tài chính như CafeF, VnEconomy, Bizlive, mục Kinh doanh của VnExpress. Xem bản tin tài chính kinh doanh cũng là một cách rất hay để cập nhật tin tức nhanh chóng, trực quan, sinh động. Tin về xã hội các bạn có thể đọc từ một số trang tin chính thống như VnExpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên,… và xem thời sự, chuyển động 24h,… Về cơ bản, các sự kiện nổi bật, các trang đều đưa tin với nội dung khá giống nhau, chỉ cần có cho mình một vài trang tủ là được. Mỗi ngày dành 15-30 phút cập nhật thông tin. Thông tin rất nhiều, nên chọn lọc để tiết kiệm thời gian làm những việc quan trọng khác. Tìm hiểu những thông tin này để chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp sau: + Sự kiện kinh tế gần đây mà em quan tâm? + Xu hướng phát triển của ngành NH? + Cơ hội và thách thức của việc sáp nhập ngân hàng? + Em cho biết về tình hình KT- CT – XH thời gian qua? + Sự kiện gì được cả xã hội quan tâm thời gian gần đây? + Tuần qua tình hình trong nước và thế giới có gì nổi bật,… + Sản phẩm chủ đạo, sản phẩm liên quan đến vị trí, giải thưởng, slogan, CTHĐQT, TGĐ, Hội sở,… + Sự kiện đặc biệt của ngân hàng trong thời gian qua + Tại sao lại chọn BIDV? Tại sao lại nộp BIDV mà không phải VietinBank, Vietcombank? + Nếu trúng tuyển cả BIDV và MB (hoặc Vietin, Vietcom), em chọn NH nào? + … 3/ Kỹ năng: bao gồm kỹ năng làm việc cơ bản như làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch,… Ngân hàng còn đánh giá cao những kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, có khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, chủ động, có nhiều kinh nghiệm sống. Với riêng BIDV, yếu tố này nằm trong đánh giá chung về tác phong, cử chỉ, kiến thức (tình huống liên quan đến công việc của vị trí) và cả thái độ nữa. 4/ Thái độ: Đây là yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT. Dù bạn giỏi, nhưng thái độ không tốt, không cầu thị thì cơ hội chưa chắc đã rộng mở với bạn, so với những bạn khá, nhưng thái độ cầu thị, lắng nghe và chịu khó học hỏi. Ngân hàng quan niệm, kiến thức đuối có thể trang bị thêm, kỹ năng chưa tốt có thể cải thiện, nhưng thái độ tiêu cực thì rất khó thay đổi. Giữa những bạn có nền tảng kiến thức như nhau, kỹ năng tựa tựa như nhau, HĐPV chắc chắn sẽ chọn những bạn có thái độ tích cực hơn. Vì vậy, hãy luôn thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực và cầu thị trước HĐPV. Các nhà tuyển dụng thường ứng dụng một mô hình cơ bản trong đánh giá năng lực ứng viên, đó là ASK (Attitude – Skill – Knowledge). Một ứng viên có Thái độ phù hợp – Kiến thức chắc chắn – Kỹ năng thành thạo là ứng viên có năng lực tốt. – A: Attitude: thái độ – S: Skill: Kỹ năng – K: Knowledge Trong tam giác ASK, thái độ là yếu tố nằm ở cuối cũng đã thể hiện tầm quan trọng của Thái độ, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. 5/ Các nội dung cần chuẩn bị khác cho buổi phỏng vấn BIDV – Giới thiệu bản thân: bên cạnh việc gây ấn tượng ban đầu bằng trang phục, hình thức, diện mạo, tác phong thì giới thiệu bản thân là phần tiếp theo giúp gây ấn tượng tích cực hoặc mờ nhạt hoặc tiêu cực với HĐPV. Đây là phần rất quan trọng trong buổi PV, cần chuẩn bị tốt. Một số HĐPV có thể không yêu cầu giới thiệu bản thân mà đi thẳng vào các câu hỏi luôn. Trong trường hợp này, tùy tình hình mà chủ động xin giới thiệu ngắn gọn đôi nét về bản thân hoặc thể hiện sự sẵn sàng cho các câu hỏi của HĐPV. – Hiểu CV: mỗi thông tin điền vào CV, hãy luôn đặt ra câu hỏi: Hội đồng PV có thể hỏi mình điều gì từ thông tin này? – Các câu hỏi phỏng vấn BIDV về vị trí ứng tuyển + Em biết gì về công việc của 1 CV Quản lý Khách hàng/ Giao dịch viên/ CV Quản trí tín dụng/… ở BIDV? (Hoặc QHKH/ GDV/ … nói chung) + Theo em tố chất/ kỹ năng/ điểm mạnh nào quan trọng nhất với công việc của vị trí ______ (chỗ trống là vị trí ứng tuyển của bạn) + Em có điểm gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí? Hoặc: Tại sao em lựa chọn vị trí này mà không phải vị trí khác? + Với QHKH: các câu hỏi về chỉ tiêu, kế hoạch triển khai công việc, tình huống với 1 CVQHKH + Với GDV: các câu hỏi về nghiệp vụ, tình huống thường gặp với 1 GDV + Với HTTD, TTQT, thẩm định,…: các câu hỏi về nghiệp vụ – Các câu hỏi cá nhân + Các bạn sinh viên mới/ sắp ra trường: thường sẽ được hỏi về các hoạt động trong thời đại học: làm thêm, thực tập, tham gia các CLB, tổ chức đoàn thể, xã hội, những thành công, thất bại, những trải nghiệm đáng nhớ, môn học yêu thích, khóa luận tốt nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, khả năng đặc biệt,… + Với các bạn đã có kinh nghiệm (nói chung, không riêng gì trong ngân hàng): hỏi về công việc cũ/ hiện tại, tại sao lại nghỉ việc, tại sao lại chuyển sang ngân hàng, thành công, thất bại trong công việc,… + Ngoài ra là các câu hỏi chung cho cả 2 nhóm ứng viên: gia đình, người yêu, dự định lập gia đình, khả năng hát hò, uống rượu bia,… – Các câu hỏi khác – Dự phòng bị hỏi tiếng Anh bằng cách chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu bản thân (tương tự như giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt) 6/ Tinh thần trước mỗi vòng phỏng vấn BIDV Đừng nghĩ đến kết quả của buổi PV, đừng tạo áp lực cho mình là phải thành công ngay trong lần này, lần kia. Hãy nghĩ về buổi PV đơn giản là 1 buổi nói chuyện, trao đổi, là dịp để mình thể hiện sự hiểu biết, vốn sống, quan điểm và những gì thú vị nhất về mình với HĐPV. Buổi PV được coi là thành công nếu PV xong mình thấy hài lòng với phần thể hiện của mình, mình đã chia sẻ được những gì muốn chia sẻ với HĐPV. Kết quả ra sao không quan trọng. Kết quả PV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mấu chốt của một buổi PV thành công là sự chuẩn bị, tâm lý vững vàng, tự tin, ứng biến linh hoạt, cầu thị, tích cực, chân thành và sự sẵn sàng cao với công việc được giao. Ngân hàng thích những người: “Thú vị + Vui vẻ + Lạc quan + Nhanh nhẹn + Có khả năng nắm bắt vấn đề”. Họ không cần những người quá giỏi về nghiệp vụ, thành thạo về kỹ năng nhưng thiếu đi Tinh thần và Thái độ. PV xong là lúc mình còn nhớ nhất về những gì vừa trải qua. Vì vậy, ghi chép lại tất cả những trải nghiệm, những điểm được và điểm cần cải thiện là việc cần làm lúc này. Update: Ad gửi các bạn FILE TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG VÒNG PHỎNG VẤN CỦA BIDV (chia theo các giỏ câu hỏi). Các bạn DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM để tham khảo chi tiết tài liệu. Pass mở file: cocghe266 Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt để tự tin chinh phục Hội đồng Phỏng vấn của BIDV và bất cứ ngân hàng nào!
Xem thêm : 1 viên vitamin C sẽ giúp bạn hết hóc xương cá
Chia sẻ bởi cocghe266
Tài liệu đính kèm: BIDV – cac cau hoi thuong gap trong vong PV
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp