Dựa vào hợp đồng lao động, bảng chấm công, công việc được hoàn thành và quy chế của từng nhà hàng, quán cafe, chủ kinh doanh hoặc bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ tính toán và lập bảng lương cho nhân viên hàng tháng. Tuy nhiên, vào những dịp lễ Tết, công thức tính lương sẽ có sự thay đổi. Nếu còn đang thắc mắc về cách tính lương nhân viên làm việc ngày lễ Tết chính xác nhất, chủ quán đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
1. Nghỉ Tết 2024 nhân viên phục vụ có được hưởng nguyên lương không?
“Nghỉ Tết 2024 nhân viên phục vụ có được hưởng nguyên lương không?” có lẽ là câu hỏi được cả chủ quán và nhân viên quan tâm nhiều nhất lúc này.
Bạn đang xem: Tin tức mới
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động (không phân biệt làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, xác định thời hạn hay hợp đồng thời vụ) đều sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương Lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
- Tết Âm Lịch: 5 ngày;
- Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc Tế Lao Động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
- Quốc Khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau đó);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, Tết Dương Lịch 2024 năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 1 tháng 1, nhân viên phục vụ quán được nghỉ một ngày, có hưởng nguyên lương. Còn với Tết Âm Lịch 2024, nhân viên sẽ được nghỉ theo quy định của nhà nước từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Tuy nhiên, do đặc thù ngành F&B, càng những ngày lễ nhu cầu ăn uống, giải trí của khách hàng càng tăng cao nên nhân viên phục vụ thường phải làm thêm hoặc tăng ca. Trường hợp này, chủ quán cần nắm rõ quy định về cách tính lương nhân viên làm việc ngày lễ Tết để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Xem thêm: Công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng, quán cafe đầy đủ nhất
2. Một số nguyên tắc trả lương ngày lễ Tết cho nhân viên nhà hàng, quán cafe
2.1. Quy định lương làm thêm ngày lễ Tết cho nhân viên nhà hàng, quán cafe
Theo Luật lao động, nhân viên phục vụ sẽ được hưởng nguyên lương vào các ngày Tết Dương lịch và Tết Âm lịch. Vì vậy, khi nhân viên đồng ý đi làm vào ngày nghỉ lễ Tết sẽ được tính vào lương làm thêm. Như vậy, mức lương làm thêm nay được hiểu là số tiền thù lao người lao động sẽ được trả nếu phát sinh giờ làm vào ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của pháp luật.
Mức lương làm thêm vào ngày lễ, tết của nhân viên phục vụ sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào giờ làm ban ngày hay ban đêm. Trong đó, giờ làm ban đêm được tính từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau. Cụ thể, quy định như sau:
- Nhân viên đi làm vào ngày nghỉ lễ có lương theo quy định sẽ được hưởng ít nhất 300% lương thực nhận ngày thường. Khoản này chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ.
- Nhân viên làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Nhân viên làm thêm giờ ban đêm vào ngày nghỉ lễ, tết thì ngoài việc trả lương theo quy định trên còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày.
Như vậy, nếu chủ nhà hàng, chủ quán cafe và nhân viên có thỏa thuận đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết thì chủ quán cần trả thù lao cho nhân viên ít nhất bằng 300% lương ngày thường. Và nếu có làm việc ca đêm thì cần trả thêm tiền làm ban đêm theo quy định của Bộ luật Lao động.
2.2. Kỳ hạn trả lương cho nhân viên
Xem thêm : Ví dụ cách ghi số tiền bằng chữ
Nhân viên part-time hoặc thời vụ hưởng lương giờ, ngày, tuần thì sẽ được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc. Hai bên cũng có thể thỏa thuận hình thức trả gộp theo thời gian, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Nhân viên hưởng lương tháng có thể được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời gian trả lương có thể là ngày 30 cho đến ngày 5 hoặc ngày 10 hay ngày 15 hàng tháng. Chủ kinh doanh hoặc kế toán của doanh nghiệp cần hoàn thành bảng lương và đến ngân hàng để làm thủ tục trả lương đúng với kỳ hạn đã thông báo trước đó với nhân viên của mình.
3. Cách tính lương nhân viên làm việc ngày lễ Tết chính xác nhất
Vào những ngày lễ Tết, khi nhu cầu của khách hàng tăng cao thì nhân viên nhà hàng, quán cafe thường phải làm thêm giờ để đáp ứng đủ nhân sự cho công việc. Khi đó, chủ kinh doanh cần tính toán thêm khoản lương làm thêm giờ của mỗi nhân viên:
- Cách tính lương tăng ca ngày thường:
Điều 98, Luật Lao động có quy định nhân viên tăng ca sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương thực trả theo công việc bằng ít nhất 150% vào ngày thường, cụ thể là:
Tiền lương tăng ca = Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường x 150% x số giờ làm thêm
- Cách tính lương tăng ca vào cuối tuần
Đối với ngày nghỉ thường hàng tuần, mức tối thiểu được quy định là 200%. Do đó, tiền lương cho giờ làm thêm vào những ngày nghỉ này có thể được tính như sau:
Tiền lương tăng ca = Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường x 200% x số giờ làm thêm
- Cách tính lương tăng ca vào ngày lễ Tết:
Vào ngày nghỉ Lễ Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương, nhân viên sẽ được nhận số tiền làm thêm giờ với mức áp dụng ít nhất bằng 300% khoản lương thực nhận ngày thường. Khoản này chưa bao gồm tiền lương của các ngày nghỉ lễ Tết và các ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Luật Lao động.
Tiền lương tăng ca = Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường x 300% x số giờ làm thêm
4. Không trả lương làm thêm ngày lễ cho nhân viên sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp người lao động làm thêm vào dịp Tết mà không được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương làm thêm giờ thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính về hành vi không trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Xem thêm : "Truyền Tải" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
Lưu ý: Mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu không trả tiền lương làm thêm ngày lễ cho nhân viên, chủ quán có thể bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, để khắc phục hậu quả, chủ quán vẫn cần trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho nhân viên. Tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
5. Giải pháp tự động hóa công việc tính lương cho nhân viên nhà hàng, quán cafe
Có thể thấy, công việc tính toán lương hàng tháng cho nhân viên nhà hàng, quán cafe đòi hỏi chủ nhà hàng, quán cafe không những phải nắm vững kiến thức mà còn cần sự tỉ mỉ, chi tiết để hoàn thành chính xác và đúng thời hạn.
Nếu tự thực hiện bằng phương pháp thủ công, chủ quán sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, hơn nữa còn có thể xảy ra sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Với những mô hình kinh doanh càng lớn, nhân sự càng đông thì dữ liệu cần xử lý để tính công/tính lương cho nhân viên càng “khổng lồ” hơn.
Để tháo gỡ cho bài toán đó, nhiều chủ nhà hàng, quán cafe đã tìm đến sự trợ giúp của Phần mềm quản lý nhân sự iPOS HRM với tính năng tự động tính toán bảng lương vào cuối tháng dựa trên cấu hình thiết lập từ trước (lương cơ bản, số giờ làm việc thực tế, tiền phạt, phụ cấp, tăng ca,…) và dữ liệu chấm công. Bảng lương của mỗi nhân viên đều được minh bạch hóa để nhân viên theo dõi được lương theo ca/công của mình.
Nếu thương hiệu có nhiều cửa hàng, iPOS HRM cho phép chủ kinh doanh theo dõi tổng lương của cả chuỗi và từng điểm bán hàng. Nhờ đó, công việc tính toán lương thưởng hàng tháng cho nhân viên cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn trước rất nhiều.
Tạm kết
Các ngày nghỉ lễ Tết có hưởng lương là dịp mà người lao động thường dành thời gian cho gia đình hoặc các công việc cá nhân. Vì vậy, một khi người lao động chấp nhận làm thêm giờ vào những ngày lễ, tức là đã phải bỏ đi quỹ thời gian cá nhân nên số % lương làm thêm giờ trong khoảng thời gian này là cao nhất (≥ 300%) trong các loại lương làm thêm giờ.
Chủ quán nên nắm rõ quy định về cách tính lương nhân viên làm việc ngày lễ Tết để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, để tránh sai sót và đơn giản hóa công việc tính lương, chủ quán cũng nên tham khảo Phần mềm tính lương tự động chuyên biệt cho ngành F&B.
Xem thêm: Giải pháp giúp cắt giảm chi phí nhân sự và hạn chế “lạm phát” lương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp