Hãy cùng điểm qua một số trường hợp sử dụng cụm từ này để hiểu hơn về “ô dề” dưới đây:
Như vậy, cụm từ “ô dề” có thể chỉ là sự đùa vui, trêu đùa của bạn bè, nhưng đôi khi nó cũng có thể mang hàm ý chỉ trích, châm biếm những hành vi không quá lố lăng gây mất thiện cảm tuỳ vào từng tình huống cụ thể.
Cần phân biệt “ô dề” và “oh yeah” để tránh nhầm lẫn khi sử dụng do 2 cụm từ này có phát âm tương đối giống nhau. Trong khi “ô dề” chỉ những hành vi làm quá, lố lăng thì “oh yeah” là một từ cảm thán trong tiếng Anh chỉ cảm xúc vui vẻ, phấn khích của con người.
Cụm từ “Ô dề” được sử dụng lần đầu tiên vào tháng 9/2021 trên một đoạn video tiktok viral. Trong video, nhân vật chính có lớp trang điểm dày cộm, lem nhem, nhìn rất lố nhưng vẫn khiêm tốn nói: Làm sơ sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng.
Sự “khiêm tốn” này của nhân vật đã gây được sự chú ý và được cộng đồng mạng chia sẻ đông đảo, đặc biệt là gen Z. Ngay sau đó, rất nhiều video nhép lời thoại này được đăng tải trên các trang mạng xã hội và cụm từ “ô dề” liên tục được réo tên.
Đặc biệt khi nhiều tiktoker quen thuộc và người nổi tiếng cũng bắt trend khiến cụm từ này càng được biết đến một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu xét về nguồn gốc của cụm từ “ô dề” thì nó đã từng xuất hiện trong bốn từ điển trong Tiếng Việt, và ba trong số đó được xuất bản trước năm 1975. Cụ thể:
Cuốn Việt-Nam Tự-Điển (1931) của Hội Khai trí Tiến Đức, cụm từ “ô dề” được dịch nghĩa là quê kịch (từ cổ), thô tục. Cuốn Việt Nam Tân tự điển minh họa (1965) của Thanh Nghị “ô dề” được định nghĩa là sự xấu xa, nhơ nhuốc, ví dụ “bản mặt ô dề”. Cuốn Việt Nam tự điển (1970) của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ “ô dề” mang ý nghĩa là to lớn, thô tục với ví dụ “ô dề kịch cợm”. Cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên lại định nghĩa cụm từ “ô dề” là quê kệch, thô tục, ví dụ “bộ dạng ô dề.” Mặc dù, từ điển Hán Việt không ghi nhận từ “ô dề”, nhưng phần lớn các từ điển đều ghi nhận nét nghĩa Hán của từ “ô” chính là: xấu, dơ dáy, nhơ nhớp và từ “dề’ là: khinh bỉ, không kiêng nể.
Xem thêm : Tìm hiểu uống nước rau má hàng ngày có tốt không?
Nếu đem so sánh ý nghĩa cụm từ “ô dề” trong trong từ điển và ý nghĩa hiện tại, ta vẫn thấy được ý nghĩa cơ bản của cụm từ vẫn được giữ nguyên, không có nhiều biến đổi theo thời gian.
Xem thêm:
Sống ảo là gì? Biểu hiện sống ảo của giới trẻ hiện nay
ATSM là gì? Vì sao không nên chọn sống ATSM?
Vã là gì? Giải mã từ ‘Vã’ mà giới trẻ hay dùng
3. Sử dụng cụm từ “ô dề” như nào cho hợp lý Từ “ô dề” đang gây bão mạng xã hội, đặc biệt là trên các nền tảng Tikok, Facebook khi ngày càng có nhiều người sử dụng như một tính từ vui và hài hước để chỉ những hành động làm lố, làm quá lên một cách lố lăng đến mức không giống ai.
Do tốc độ lan truyền trên mạng xã hội nên hầu như giới trẻ đều biết và sử dụng cụm từ này một cách thường xuyên. Vì vậy mà nhiều trường hợp từ “ô dề” bị lạm dụng và gây hiểu nhầm.
Là một từ lóng được giới trẻ ưa chuộng, chúng ta nên cẩn trọng khi sử dụng với những người già, người lớn tuổi bởi họ sẽ không bắt kịp xu hướng hoặc biết nhiều những từ ngữ “hot” này.
Nếu ai đó sử dụng từ “ô dề” khi trò chuyện, có thể họ sẽ cho rằng bạn đang thiếu tôn trọng họ. Kể cả khi họ hiểu được ý nghĩa của từ “ô dề” thì đó cũng không phải là từ ngữ phù hợp để dùng và chỉ những người lớn tuổi. Vì vậy, bạn nên cẩn thận trong việc sử dụng ngôn từ gen Z khi trò chuyện với người lớn nhé.
4. Khám phá những từ lóng hài hước và “ô dề” mới nhất hiện nay Là thế hệ trẻ với trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo không giới hạn, Gen Z luôn cập nhật từ điển của mình liên tục bằng những cụm từ mới lạ để làm phong phú ngôn ngữ của thế hệ mình.
Chỉ cần không lướt facebook hay tiktok một thời gian ngắn, bạn sẽ nhanh chóng trở thành “người tối cổ” vì rất nhiều những từ ngữ lạ lùng đã được sáng tạo và sử dụng, từ “ô dề” chỉ là một ví dụ điển hình. Dưới đây là một số cụm từ được giới trẻ sử dụng nhiều trong thời gian gần đây!
4.1 Chết tiệt/Chếc tiệc Bắt nguồn từ một clip tik tok của tài khoản @dangblue0w0 với biểu cảm ô dề và chất giọng miền Nam hài hước với câu nói: “Haiz chết tiệt, cái thằng chết tiệt này mày đang làm cái quái gì vậy hả?” đã ngay lập tức thu hút hàng triệu sự chú ý và trở thành câu nói gây ám ảnh mạng xã hội một thời.
Xem thêm : Mức phạt nồng độ cồn ô tô theo luật mới nhất 2024
Gen Z ngay lập tức bắt trend và sử dụng cụm từ “chết tiệt/chếc tiệc” trước mỗi câu nói để nhấn mạnh cảm xúc của mình trước những hành động hài hước hay lố lăng.
4.2 Ét ô ét (SOS) Là cách phát âm tiếng anh của cụm từ SOS mang ý nghĩa tìm kiếm sự giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp. Cụm từ này được nổi lên từ kênh tik tok “Bà Toạn Vlog” khi bà trả lời bình luận “Cô bị ép đúng không, hãy ra kí hiệu đi” rằng “SOS”.
Tuy nhiên, cách phát âm hơi đơ và thuần Việt của Bà “Toạn Vlog” thực sự gây hài hước và thích thú. Từ đó, cụm từ “ét ô ét” ra đời và được mở đầu cho các câu hỏi mang tính cấp bách của gen Z.
Xem thêm:
Thường gặp Bias trên comment facebook, instagram nhưng bạn có biết ý nghĩa của từ này?
Những khái niệm cần biết về hệ thống fan hâm mộ cuồng nhiệt
Giải mã Stan là gì, vì sao fan hâm mộ Kpop nào cũng biết?
4.3 Giang cư mận (Cư dân mạng) Là từ đọc lái của Cư dân mạng, Giang cư mận được dùng với ý mỉa mai những con người dễ bị lôi kéo, kích động, dễ dàng tin tưởng và chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng để rồi có những bình luận tiêu cực như chửi mắng.
Thực chất cụm từ này đã xuất hiện từ lâu về trước nhưng gần đây, gen Z lại sốt rần rần sử dụng lại cụm từ này. Thế nhưng, hiện tại đa số gen Z chỉ dùng với ý nghĩa đơn giản là “cư dân mạng” chứ không có ý châm biếm, mỉa mai gì thêm. Ngoài ra, từ “mận” còn được sử dụng với ý nghĩa là “mặn” , chỉ những hành động, lời nói thú vị gây cười.
Có thể thấy “ô dề” và rất nhiều cụm từ hot trend khác đang được sử dụng thường xuyên trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của những cụm từ này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ, tránh lạm dụng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet