Tài khoản ngân hàng bị khóa – Nguyên nhân và cách xử lý A-Z

24/10/2023

Tài khoản ngân hàng chứa tài sản của nhiều người. Đột nhiên tài khoản ngân hàng bị khóa, không thể giao dịch. Bạn phải làm sao? Đừng lo lắng! Bạn hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục trong các nội dung sau đây!

1. Nguyên nhân khóa tài khoản ngân hàng thường gặp

Tài khoản ngân hàng bị khóa là một trạng thái của tài khoản mà ngân hàng chủ quản áp dụng nhằm hạn chế quyền sử dụng và tiếp nhận các giao dịch trên tài khoản của khách hàng. Điều này có nhiều nguyên nhân. Thông thường là các lý do sau đây:

  • Tài khoản thiếu thông tin cá nhân: Một số tài khoản ảo được lập ra kèm các thông tin cá nhân bị thiếu hoặc giấy tờ không đầy đủ theo yêu cầu, ngân hàng sẽ yêu cầu bổ sung giấy tờ còn thiếu. Trong thời hạn quy định, chủ tài khoản không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị khóa tài khoản.

  • Tài khoản hết hạn sử dụng: Thông thường, một tài khoản ngân hàng có thời hạn sử dụng 5 – 7 năm. Hết thời hạn này, hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản.

eDJm0VRt i0BKaS5JJIpO4HVoFBfv wDKxyZq9dGn4BIT 5E3myeU1Zre6hYtaxTQGESg2UMWAmiaYm0joMGfUwVrstOEsCnc3oSg1EFSYr668

Tài khoản lâu không dùng có thể bị khóa

  • Tài khoản không giao dịch lâu ngày: Tài khoản đã được đăng ký mở nhưng không có giao dịch trong khoảng 1 năm trở lên không hiếm gặp. Lúc này, hệ thống đánh giá chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nên tự động khóa tài khoản.

  • Nợ dư quá lâu: Một số tài khoản bị khóa do chủ sở hữu đang nợ ngân hàng quá lâu chưa thanh toán. Bất kể khoản nợ đó được vay dưới hình thức nào: vay thế chấp, vay tín chấp, vay qua thẻ tín dụng,… đều bị khóa tài khoản liên quan tại ngân hàng chủ quản nếu bạn không thanh toán nợ gốc và lãi.

  • Tài khoản có dấu hiệu bị xâm phạm: Tài khoản ngân hàng liên quan đến tài sản nên phải đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Nếu hệ thống nhận thấy tài khoản phát sinh các giao dịch đáng ngờ không do bạn thực hiện thì sẽ khóa ngay lập tức. Trường hợp nhập sai mật khẩu tài khoản trên các ứng dụng ngân hàng quá 5 lần cũng thuộc trường hợp này. Hệ thống tự động kích hoạt chế độ bảo vệ tài khoản và khóa tài khoản lại.

8K4Q Uepewq6niL13y9TZeuL0cGlx45iADAYb0NH YKxqD 7k26AQ03lP9bNHAgWHH8v6hcffa5ISFlBymHOsiZ87Eil0lFcv2f4hgdlxS1YopFAwaWBtx3Ds8swfjCERdrdHwOb1O iVD9wptzqzQ

Nhập sai mã PIN nhiều lần có thể dẫn tới khóa tài khoản.

  • Chủ tài khoản yêu cầu: Chủ sở hữu có thể yêu cầu đóng hoặc tạm khóa tài khoản ngân hàng do không có nhu cầu sử dụng, thực hiện giao dịch bảo đảm với người khác hoặc các lý do cá nhân khác. Theo nguyện vọng của chủ sở hữu, tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa.

  • Vi phạm quy định ngân hàng: Nếu chủ sở hữu vi phạm các quy định của ngân hàng về yêu cầu sử dụng tài khoản, tài khoản đó sẽ bị khóa mà không cần báo trước.

  • Tài khoản có dấu hiệu giao dịch phi pháp: Trường hợp ngân hàng phát hiện chủ sở hữu thực hiện các giao dịch vi phạm pháp luật, tài khoản sẽ bị khóa.

  • Lệnh của cơ quan chức năng: Tòa án, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, cảnh sát có thể yêu cầu tạm khóa tài khoản để phục vụ quá trình điều tra, giám sát giao dịch hoặc thi hành án đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp có liên quan.

Các lý do khóa tài khoản thường được ngân hàng cung cấp đầy đủ nếu chủ sở hữu yêu cầu.

2. Cách mở lại tài khoản ngân hàng bị khóa

Tài khoản ngân hàng có thể được mở lại nếu chủ tài khoản thực hiện mở lại đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu gây khóa. Dù bị khóa do nguyên nhân gì, muốn mở lại, bạn cần đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng chủ quản và thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đến phòng giao dịch ngân hàng, mang theo giấy tờ có liên quan đến tài khoản. Thông thường, bạn mang chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Trường hợp bị khóa tài khoản do yêu cầu của cơ quan chức năng, chủ sở hữu mang thêm quyết định mở lại tài khoản có đóng dấu xác nhận.

  • Bước 2: Đợi gặp giao dịch viên và yêu cầu mở lại tài khoản. Chủ tài khoản cần xuất trình các giấy tờ cần thiết.

  • Bước 3: Làm theo hướng dẫn của nhân viên giao dịch ngân hàng.

h8SU6UGKMTOzTGMo5ULBeTIj6WcFEAgkj9fPCuwtn5MquScJdKhv76cmR l6eBaKZl9t9S En2mqQvQ6ttpl7clU4fLTdk0V5BLgAq7iaVX69LCfCh qMq 3LRdXsUWzHH979XvmzLyJhqLrK53Uig

Để mở lại tài khoản, chủ sở hữu cần đến phòng giao dịch trực tiếp của ngân hàng.

Nhìn chung, cách thực hiện khá đơn giản. Ngân hàng yêu cầu đảm bảo an toàn giao dịch nên các giấy tờ và quy định phải tuân thủ chặt chẽ. Điều này cũng nhằm bảo mật tài khoản tốt hơn và được áp dụng tại toàn bộ các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.

3. Phí mở lại tài khoản bị khóa

Miễn phí hoặc có phí, tùy thuộc trường hợp và quy định ngân hàng.

Một số trường hợp khóa tài khoản do thiếu thông tin, hết hạn sử dụng,…, ngân hàng thường miễn phí mở lại tài khoản để hỗ trợ người dùng tối đa.

Tuy nhiên, với các trường hợp khóa theo yêu cầu, phí mở lại tài khoản thường khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ lần, tùy thuộc quy định của từng ngân hàng chủ quản. Bạn có thể hỏi cụ thể mức phí trước khi đi làm thủ tục qua tổng đài để có câu trả lời chính xác nhất.

4. Kinh nghiệm mở tài khoản bị khóa nhanh nhất

Bị khóa tài khoản ngân hàng là điều mà cả ngân hàng và khách hàng đều không mong muốn. Cách mở tài khoản bị khóa khá đơn giản nhưng để thực hiện thành công thì vẫn khiến một số người lúng túng. Chính vì vậy, VPBank chia sẻ với bạn một số lưu ý sau:

  • Kiểm tra kỹ lý do khóa: Bạn hãy liên hệ đến tổng đài của ngân hàng chủ quản để xác định chính xác lý do khóa tài khoản nếu bạn không yêu cầu. Tùy thuộc lý do mà có cách mở lại tài khoản khác nhau về quy trình, giấy tờ, mức phí.

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đặc biệt trường hợp khóa theo yêu cầu giao dịch thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan chức năng.

  • Tìm hiểu mở tài khoản tại các ngân hàng hỗ trợ đăng ký giao dịch qua các kênh online để tiết kiệm thời gian tại các chi nhánh. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàng như vậy. Bạn có thể đăng ký qua app VPBank NEO hoặc truy cập https://bookingonline.vpbank.com.vn

WR6ihLfDwiWpQq5hMU1J0KOoad2YvDUeyKk0R7Xd7s2qzp9hSHNoswdY696Q6w5UkwgCsOGwzkdJL5SXZZsCx5Dp 3jFEnV vnzecf PAUySK3J K2tMypXsud7vLBdHv0KzUBaSE9RAisNDC0SNOQ

VPBank hỗ trợ đặt lịch hẹn giao dịch trực tuyến qua website hoặc ứng dụng di động.

5. Câu hỏi thường gặp

  • Tài khoản ngân hàng dưới 50k có bị khóa không?

Không. Hiện tại, nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng quy định tài khoản không đáp ứng số dư tối thiểu không bị khóa.

  • Tài sản bị khóa có nhận tiền được không?

Có. Tài khoản bị khóa nhưng chưa bị xóa thông tin trên hệ thống vẫn có khả năng nhận được tiền nhưng không thực hiện các giao dịch khác được như: rút tiền, chuyển khoản,…

  • Tài khoản bị khóa có chuyển tiền được không?

Không. Tài khoản đã bị khóa sẽ hạn chế một số chức năng, trong đó có chức năng chuyển tiền tới tài khoản khác. Các chức năng này đều không thể hoạt động dưới các hình thức tài khoản trên app, tài khoản trực tiếp, thẻ có liên quan,…

Có thể bạn quan tâm:

  • Nợ xấu là gì? 3 cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng nhanh nhất

  • Hướng dẫn cách tạo tài khoản ngân hàng mới chỉ bằng Smartphone

  • Tài khoản ngân hàng là gì? Có mấy loại? Cách lựa chọn tối ưu

Tài khoản ngân hàng bị khóa gây nhiều bất tiện cho người sử dụng và hạn chế nhiều chức năng cần thiết: chuyển tiền, rút tiền,… Nếu bạn đang bị khóa tài khoản, hãy tìm hiểu nguyên nhân chính xác và thực hiện mở lại tài khoản trong thời gian sớm nhất.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đang hỗ trợ mở tài khoản online. Nếu bạn đang bị khóa tài khoản tại ngân hàng khác và cần giao dịch ngay, VPBank hỗ trợ mở tài khoản qua ứng dụng VPBank NEO hoàn toàn miễn phí chỉ với căn cước công dân hoặc chứng minh thư. Bạn có thể tải ứng dụng trên Android hoặc IOS qua đường link đính kèm. Chúc các bạn thành công!