Bảo lưu quyền sở hữu là một hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận, song Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập sơ qua về bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 461 Bộ luật dân sự 2005. Khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành, bảo lưu quyền sở hữu đã trở thành một hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận với những quy định cụ thể hơn, rỏ ràng hơn.
- Cách xử lý nồi đất mới đơn giản nhưng hiệu quả dài lâu
- Tẩy nốt ruồi có ảnh hưởng đến tướng số không? Vị trí nốt ruồi không nên tẩy
- 10 bài hát về phương tiện giao thông giúp bé có thêm kiến thức khi ra đường
- SỮA BỘT VÀ SỮA BỘT PHA SẴN CÙNG LOẠI: CHỌN LOẠI NÀO TỐT HƠN?
- Giải đáp thắc mắc các thành phần cơ bản của máy tính gồm những gì?
Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ (Khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015).
Bạn đang xem: Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Ngoài ra, trước khi có quy định pháp luật về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định về hình thức mua trả chậm, trả dần tại điều 461 Bộ luật dân sự 2005. Đó cũng chính là biện pháp bảo lưu quyền sở hữu quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
Chủ thể của bảo lưu quyền sở hữu
Các bên tham gia giao dịch bảo đảm gồm có bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm (chủ nợ có bảo đảm). Ngoài ra trong thực tiễn giao dịch có bảo đảm còn xuất hiện những bên thứ ba như bên quản lý tài sản bảo đảm, người đại diện của bên nhận bảo đảm, bên xử lý tài sản mà không phải là bên nhận bảo đảm.
Đối tượng
Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu : ôtô, xe máy, nhà …
Xem thêm : Uống nước mơ muối có tác dụng gì cho sức khỏe?
Phương thức thực hiện
Hợp đồng mua trả chậm, trả dần ( bảo lưu quyền sở hữu) phải được lập thành văn bản với quy định chặt chẽ. Do việc thực hiện nghĩa vụ của các bên không phát sinh và chấm dứt ngay, mà đó là cả một quá trình rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp.
Hợp đồng ngoài quy định về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên còn phải thỏa thuận về hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.
Bên bán chọn một trong hai phương thức : không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên, nhưng bên bán giữ lại bản gốc.
Hình thức của hợp đồng
Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán (Khoản 2, điều 331 Bộ luật dân sự 2015).
Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký (Khoản 3, điều 331 Bộ luật dân sự 2015).
Về thẩm quyền, trình tự thủ tục của trả chậm trả dần được quy định trong thông tư số 04/2007/TT – BTP ngày 17/05/2007 Bộ tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền trình tự thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ.
Xem thêm : Luyện tập toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân
Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong bảo lưu quyền sở hữu
Ngoài quyền và nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản, thì các bên trong hợp đồng còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 333 Bộ luật dân sự 2015).
Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Bên bán có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. Ngoài ra, trong trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh những quyền trên thì phía bên bán còn có nghĩa vụ là bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng (Điều 332 Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm, nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm cũng thuộc về bên bảo đảm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp