Hướng dẫn cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa đẹp, tươi tốt

Video làm sao để cây hồng môn ra hoa

Đặc điểm của cây hồng môn

Khi phân loại, cây hồng môn được chia thành 3 loại chính, đó là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn sẽ cho hoa màu đỏ và đang là loại được nhiều người ưa chuộng. Hoa của cây hồng môn có nhiều màu sắc: hồng, đỏ, cam, xanh nhạt, trắng…

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc cây hồng môn, bạn nên nắm được những đặc điểm của cây để quá trình chăm cây ra hoa dễ dàng hơn. Vẻ ngoài của cây hồng môn dễ nhận dạng vì lá và hoa có hình như trái tim. Lá có màu xanh đậm và bóng đẹp. Hoa hồng môn có hình trái tim như lá, khác nhau ở màu sắc và nhụy hoa màu vàng tươi. Sau khi hoa tàn, cây hồng môn sẽ có quả khá mọng nước.

Một thông tin thú vị khác về loài hoa này là hồng môn nằm trong danh sách các loài thực vật có khả năng lọc khí độc. Nghiên cứu của NASA đã đưa ra kết quả, hồng môn có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ khí độc như xylene, formaldehyde.

Cây hồng môn mọc thành bụi, có thân khá ngắn và cành lá mọc liên tục. Cần lưu ý là mọi bộ phận của cây hồng môn có chứa độc tố như saponin và tinh thể oxalat canxi. Nếu chẳng may ăn phải, có thể khiến miệng bị sưng và cổ họng bị kích ứng, gây rối loạn dạ dày nhẹ. Đồng thời, da của bạn có thể bị kích ứng, phát ban và rộp mụn nước nếu chẳng may bị dính nhựa của cây. Do đó, bạn nên đặt cây hồng môn ở trên cao và tránh tầm với của trẻ em.

Ý nghĩa của cây hồng môn

Trong trang trí nội thất, hồng môn là loài cây được nhiều người yêu thích. Tuy cây lớn chậm nhưng có sức sống rất bền, tươi tốt và giúp không gian có sự hài hòa. Do đó, khi trồng hồng môn, bạn không phải quá băn khoăn về việc cây có mau tàn héo hay không.

Cách chăm sóc cây hồng môn không quá phức tạp nên cũng khá được ưa chuộng và lựa chọn để trồng, đặt ở nhiều góc trong nhà. Ngoài ra, màu sắc bắt mắt của hồng môn cũng là lý do giúp cây được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để trang trí.

Trong phong thủy, cây hồng môn mang ý nghĩa cho sự may mắn. Cây có sức sống mạnh mẽ nên được xem như mang đến tài lộc, vận may cho người trồng. Ngoài ra, sắc cây tươi tắn, rực rỡ và hoa nở quanh năm nên tượng trưng cho ý chí mãnh liệt, sự kiên trì.

Thậm chí từ tên gọi cho đến màu hồng của loài cây này đã tượng trưng cho sự phú quý, gia chủ có của cải đủ đầy.

Cây hồng môn còn có ý nghĩa biểu trưng cho cân bằng trường khí. Các năng lượng xung khắc sẽ được cây hấp thụ và giúp điều hòa. Vì vậy, gia chủ sẽ cảm nhận được sự bình yên, hài hòa khi đặt cây trong nhà.

Hồng môn còn có thể mang lại may mắn về tiền tài, công danh và giúp gia chủ nhanh thăng tiến, phát triển tích cực trong sự nghiệp hoặc kinh doanh.

Ý nghĩa của cây hồng môn

Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây hồng môn

Cây hồng môn khá dễ trồng vì cây không quá kén đất. Tuy vậy, để cây phát triển tốt ở điều kiện trong nhà, bạn nên trồng với loại đất tơi xốp, có khả năng giữ ẩm tốt. Bạn có thể dùng đất sạch trộn sẵn đang bán ở thị trường để trồng hồng môn.

Có 2 loại cây giống hồng môn mà bạn có thể dùng để trồng:

– Loại cây có một thân, cắt phần chồi của cây gốc có 1-2 rễ để trồng.

– Loại cây có sẵn 2 chồi, sau đó tách làm đôi thành 2 cây.

Chọn xong cây giống, bạn cho giá thể vào chậu và đặt chồi cây đã cắt vào, ấn chặt xung quanh.

Tưới một lượng nước vừa đủ ẩm cho chậu cây, rồi mang chậu đặt ở nơi có bóng mát.

Sau khoảng 20 ngày, bạn mang cây ra nơi dưỡng cây để rễ nhanh bén. Điều này giúp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây cũng như khiến cây ra nhiều lá, hoa hơn.

Mách bạn cách chăm sóc cây hồng môn đúng kỹ thuật

Nhằm giúp cây hồng môn phát triển tốt, ra hoa thường xuyên, bạn cần phải nắm vững cách chăm sóc cây hồng môn đúng kỹ thuật. Đặc biệt, khi trồng cây trong nhà, bạn càng nên chăm sóc cây kỹ hơn do điều kiện ánh sáng, độ ẩm không được tự nhiên.

Cách tưới nước cho cây hồng môn

Cách chăm sóc cây hồng môn tại nhà là bạn cần chú ý lượng nước tưới. Khi đất có độ ẩm 70-80%, cây sẽ phát triển rất tốt. Dựa vào điều này, bạn có chế độ tưới nước cho cây phù hợp.

Cây dễ bị ngập úng nếu bạn tưới quá nhiều nước. Ngược lại, cây lại dễ rơi vào tình trạng cây bị khô nếu không được tưới đủ nước. Cách nhận biết cây hồng môn đang bị thiếu nước là héo lá, lá có màu nhạt và hoa nở không đều. Lúc này, bạn cần tưới nước cho cây hằng ngày. Trong trường hợp cây vàng, lá thối…thì biểu hiện này cho thấy cây đang bị úng. Khi đó, bạn nên hạn chế tưới nước, tầm 2-3 ngày tưới một lần.

Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

Đặc điểm của cây hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao, thường là 70-80% với nhiệt độ khoảng 18-20 độ C.

Trong trường hợp độ ẩm quá thấp, lá có màu nhạt. Còn độ ẩm quá cao, chậu hoa sẽ dễ sinh bệnh.

Nếu ở nhiệt độ thấp hơn 15 độ C, cây sẽ kém phát triển. Nếu ở nhiệt độ cao hơn 30 độ C, cây sẽ vàng và thậm chí bị chết. Lúc này, bạn cần nhanh chóng tìm cách tránh nóng cho cây.

Chăm sóc đất trồng cây hồng môn

Một trong những cách chăm sóc cây hồng môn là cần chọn loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo độ tơi xốp. Để đảm bảo tốc độ sinh trưởng của cây, bạn có thể trộn thêm phân chuồng hoặc các loại mùn.

Điều chỉnh ánh sáng thích hợp để cây hồng môn phát triển

Cây hồng môn thuộc nhóm ưa sáng nhưng trong trường hợp sống trong môi trường ánh sáng yếu thì cây vẫn chịu được. Chỉ là nếu trong môi trường quá tối, cây sẽ ra ít hoa và hoa nở chậm nếu cây ở nơi quá tối. Lời khuyên của chúng tôi sẽ là:

Cách bón phân cho cây hồng môn

Một khâu quan trọng trong cách chăm sóc cây hồng môn không thể bỏ qua là bón phân cho cây. Đây là cách cung cấp dinh dưỡng, quyết định sự sống còn và phát triển, ra hoa của cây hồng môn. Tuy vậy, khi vừa trồng cây, bạn tuyệt đối không nên bón lót mà chỉ cần tưới nước cho cây.

Sau khoảng 2 tuần chậu cây hồng môn ở trong điều kiện râm mát, bạn chuyển chậu sang khu vực dưỡng cây. Sau khoảng 2 tháng dưỡng, bạn có thể bón các loại phân hữu cơ cho cây như xác cây cỏ, xác đỗ tương, phân động vật,… ủ ở gốc cây.

Trong thời gian cây hồng môn ra hoa, bạn hãy bón phân NPK hòa tan với nước để tưới cho cây. Cách này sẽ giúp cây nhanh ra hoa và hoa to, đẹp hơn.

Cách cắt tỉa cây hồng môn

Nếu chậu cây hồng môn được đặt trong nhà, cây sẽ dễ bị thối gốc, thối củ và thân hoặc vàng lá do rệp… Lời khuyên áp dụng kèm cách chăm sóc cây hồng môn trồng trong nhà cho bạn lúc này là cắt tỉa bớt lá già, lá vàng, cành khô héo, xới và làm đất tơi xốp, làm sạch cỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Một số bệnh mà cây hồng môn thường gặp, đó là thối củ, thối gốc, thối thân và virus xoắn lá.

Khi cây bị virus xoắn lá, lá sẽ bị xoắn lại và cây không có khả năng cho ra hoa. Vì vậy, bạn phải loại bỏ những cây hồng môn bị xoắn lá vì cây không thể ra hoa.

Trong trường hợp củ, gốc, thân của cây hồng môn bị thối là vì đất ẩm ướt, môi trường sống của cây không được đảm bảo độ thông thoáng. Do đó, bạn nên chú ý tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ để tạo độ thông thoáng và duy trì độ ẩm, ánh sáng để hạn chế cây bị bệnh.

Không chỉ có dáng đẹp, hoa rực rỡ và thường được chọn làm cây cảnh trang trí, cây hồng môn còn có ý nghĩa về phong thủy. Do đó, bạn nên trồng một chậu hồng môn để trang trí không gian sống cũng như mang lại may mắn, thành công cho các thành viên trong nhà nhé! Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được cách chăm sóc cây hồng môn đúng kỹ thuật và áp dụng thành công.

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.