Ngày nay, sữa hạt được sử dụng phổ biến, giúp bổ sung dinh dưỡng và rất tốt cho hệ tiêu hóa, thế nhưng nếu các loại hạt để làm sữa không được xử lý đúng thì sữa hạt lại không còn tốt đối với sức khỏe nữa.
Bên cạnh đó còn có thể kết hợp các loại hạt với nước ép rau củ quả để giúp da đẹp hơn, hoặc kết hợp với nước ép nghệ tươi, hay kết hợp với trà hoa đậu biếc (1 loại trà vừa đẹp da, đẹp tóc lại tốt cho mắt nhất là những người thường xuyên tiếp xúc máy tính, điện thoại và người bị cận thị vì nó giúp kiềm chế sự tăng độ).
Bạn đang xem: Kinh nghiệm khi chế biến và sử dụng sữa hạt
1. Dễ chế biến khi phân loại hạt dinh dưỡng
Sữa hạt hay còn được gọi là sữa thực vật là món đồ uống làm từ ngũ cốc và các loại hạt. Người ta sáng tạo nhiều cách làm sữa từ các loại hạt thơm ngon thay thế cho sữa bò với lý do: để giải khát, bảo vệ môi trường, sức khỏe, đạo đức sát sinh, tôn giáo hay đơn giản chỉ là sở thích vị giác.
Trước khi làm sữa hạt nên phân loại để dễ chế biếm hơn
Dựa vào tính chất của các loại hạt khi chế biến, các loại hạt dinh dưỡng được chia thành 2 nhóm chính:
- Loại tạo bột (tạo độ sền sệt): đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen xanh lòng, đậu gà, đậu lăng, yến mạch hạt sen, bắp, bí đỏ, diêm mạch, kiều mạch…
- Loại tạo béo: đậu nành, mè đen, mè nâu, hạt điều, đậu phộng, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca.
2. Phân loại các loại hạt theo cách chế biến
Mỗi loại hạt dinh dưỡng đều có cách chế biến riêng để tạo nên hương vị cũng như lợi ích riêng của từng loại sữa hạt. Dựa vào cách chế biến có thể chia các loại hạt thành 2 nhóm chính: nhóm hạt không cần nấu và nhóm hạt phải nấu chín.
Một số loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tuy nhiên một số chất dinh dưỡng có thể sẽ bị hao hụt nếu đun ở nhiệt độ cao (VD: Omega 3, vitamin C,…). Vì vậy, viêc phân loại hạt sẽ không làm thất thoát lượng dinh dưỡng có trong hạt trong quá trình làm sữa.
Phân loại các loại hạt cần nấu và không cần nấu
- Các loại hạt không cần nấu (đun sôi): Chỉ cần xay uống liền như: yến mạch, hạnh nhân, óc chó, kỷ tử, hạt điều, hạt thông, mè (đã rang chín), macca, hạt bí…
- Các loại hạt phải nấu chín (đun sôi): Các loại hạt dòng họ đậu như đậu đen, xanh, đỏ, tương, gà, lăng,… kê, lạc, mè (nếu chưa rang), hạt sen, các loại khoai, củ từ,….
3. Phân loại theo chất dinh dưỡng
Mỗi loại hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đặc trưng khác nhau, nhưng bạn có thể phân loại chúng thành theo nhóm chất dinh dưỡng như sau:
- Hạt giàu chất béo, omega 3: Óc chó, hạnh nhân, macca, hạt bí, hạt thông, hạt điều, mè, lạc…
- Hạt giàu vitamin và khoáng chất như: Yến mạch, diêm mạch, kỷ tử, các loại họ đậu.
Cách kết hợp các loại hạt
Có thể kết hợp các loại hạt dinh dưỡng với nhau để tạo hương vị mới lạ
Có thể kết hợp theo nguyên tắc:
- Nhóm 1: Kết hợp các loại hạt (không cần nấu chín) với nhau. Ví dụ: yến mạch – mè đen, óc chó – mè đen, hạt điều – hạt bí, hạnh nhân – mè,….
- Nhóm 2: Kết hợp hạt (cần được nấu chín) với nhau. Ví dụ: gạo lứt – hạt sen, gạo lứt – nếp cẩm,….
- Nhóm 3: Kết hợp hạt có tính sánh. Ví dụ: nếp cẩm – mè đen, đậu cúc – mè đen, đậu gà – diêm mạch,….
- Nhóm 4: Kết hợp hạt có tính trong. Ví dụ: yến mạch – hạt sen, hạnh nhân – óc chó, đậu phộng – hạt bí, hạt phỉ – yến mạch,…
- Nhóm 5: Kết hợp hạt giàu vitamin và khoáng chất với hạt giàu chất béo để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Ví dụ: óc chó – yến mạch, hạt bí – yến mạch,….
- Nhóm 6: Kết hợp hạt với một số rau củ quả để dễ tiêu hóa, như hạt điều – cà rốt, macca – khoai lang, hạnh nhân – nghệ, óc chó – cà rốt, macca- sắn dây,….
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ dùng sữa hạt
Đối với trẻ nhỏ, nếu chỉ được dùng các loại sữa hạt, trẻ sẽ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm), axit amin thiết yếu. Trẻ có nguy cơ bị thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng là rất cao. Không đủ vi chất dinh dưỡng trẻ sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, dễ ốm, suy dinh dưỡng và thấp còi.
Vì thế, mẹ chỉ nên sử dụng sữa hạt cho bé như một thực phẩm phụ, bổ sung chất, giúp bé thay đổi khẩu vị, cho bé dùng khoảng 2-3 ly mỗi tuần. Đặc biệt, nhiều loại sữa hạt không nên sử dụng cho bé dưới 1 tuổi, mà trẻ ở độ tuổi này cần bổ sung dinh dưỡng từ sữa mẹ, ăn dặm hoặc sữa công thức.
Có rất nhiều loại hạt nếu xay với nước sôi, hoặc xay xong đem đun sôi sẽ gây kết tủa làm hỏng sữa. Điển hình là hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca, dừa… là những loại hạt chứa nhiều chất béo – thì chỉ cần xay với nước lọc bình thường rồi lọc bỏ bã đi là ổn. Cùng với đó, nếu gia đình sinh sống ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng của sữa hạt. Nhưng hiện nay, nhiều bà mẹ còn bỏ qua những lưu ý vè chất lượng nguồn nước của gia đình. Nên sử dụng nước lọc kiềm tính hoặc nước đã được lọc bằng máy lọc tại nhà là lựa chọn khá an toàn để có một cốc sữa hạt đúng vị.
Xem thêm : Kinh doanh dịch vụ là gì? 20+ ngành dịch vụ tiềm năng nhất 2024
Sau khi sữa đã được làm xong, việc để sữa ở nhiệt độ phòng dễ khiến cho sữa bị vi khuẩn xâm nhập và làm sữa mau chua hỏng hơn. Vì vậy, sau khi sữa đã nguội, hãy để ngay sữa vào ngăn mát tủ lạnh, chỗ hơi lạnh tỏa ra. Đừng để ở cánh tủ sẽ khiến sữa nhanh hỏng hơn do nhiệt độ ở cánh tủ thường xuyên bị thay đổi theo mỗi lần bạn mở – đóng tủ lạnh.
Tốt nhất là nên dùng trong ngày.
Điều đặc biệt quan trọng khi nấu sữa hạt là cách ngâm hạt trước khi nấu
Nguyên tắc quan trọng nhất khi nấu sữa hạt đó là cần biết về cách ngâm hạt trước khi nấu. Chất ức chế dinh dưỡng và các chất độc được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc và hạt có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách ngâm. Các chất này là các chất ức chế enzyme, phytates (phytic acid), polyphenol (tannin), và goitrogens.
Bảng thời gian ngâm hạt
Loại hạt Thời gian ngâm Thời gian nảy mầm Gạo lứt 9h 3-5 ngày Kê 8h 2-3 ngày Yến mạch 6h 2-3 ngày Lúa mì 7h 2-3 ngày Đậu xanh 1 ngày 2-3 ngày Đậu đỏ 8h 3-5 ngày Đậu gà 12h 2-3 ngày Đậu lăng 8h 12h -3 ngày Diêm mạch (quinoa) 4h 1-3 ngày Kiều mạch (tam giác mạch) 15 phút 6h Ngô 12h 2-3 ngày Bí ngô 8h 1-2 ngày Hạt dẻ Brazil Không ngâm Không nảy mầm Óc chó 4h Không nảy mầm Hạnh nhân 8-12h 3 ngày Hồ đào 6h Không nảy mầm Hạt điều 2-2,5h Không nảy mầm Hạt mắc ca Không ngâm Không nảy mầm Hạt dẻ cười không ngâm Không nảy mầm Hạt thông Không ngâm Không nảy mầm Hạt vừng 8h 1-2 ngày Linh lăng 8h 2-5 ngày Cà ri 8h 3-5 ngày Hạt lanh 8h Không nảy mầm Hạt dương 8h 2-3 ngày Hạt cây gai dầu Không ngâm Không nảy mầm
( Tỷ lệ ngâm 3-1 để hạt lun ngập trong nước chú ý thay 2,3 lần để trừ vi khuẩn gây hại.)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp