Công dân Việt Nam đủ 14 tuổi khi đi làm thẻ căn cước công dân thì có cần cha mẹ đi theo không?
Theo quy định Luật Căn cước công dân 2014 và Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định việc công dân Việt Nam đủ 14 tuổi đi làm thẻ căn cước công dân thì có cần cha mẹ đi theo hay không.
Bạn đang xem: Người 14 tuổi làm căn cước công dân cần chuẩn bị những giấy tờ này để quy trình thực hiện nhanh gọn
Do đó, khi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi đi làm thẻ căn cước công dân thì có thể không cần cha mẹ đi theo.
Các điều kiện đáp ứng để công dân 14 tuổi được làm thẻ căn cước công dân
Căn cứ theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP: Độ tuổi bắt đầu được cấp thẻ căn cước công dân là 14 tuổi và đáp ứng các điều kiện sau:
– Đã đăng ký thường trú;
– Đảm bảo về một trong các điều kiện để tính tuổi là:
+ Có thông tin về ngày, tháng, năm sinh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Đã đăng ký khai sinh.
Hồ sơ làm căn cước công dân
Khi đi làm căn cước công dân, cần mang đủ những giấy tờ sau:
Xem thêm : 1 bắp ngô bao nhiêu calo? Bật mí cách ăn bắp không béo
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (nếu chưa bị thu hồi sổ).
– Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ căn cước công dân yêu cầu xuất trình).
– Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
5 bước thực hiện làm thẻ căn cước công dân
Căn cứ Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân được thực hiện như sau:
Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.
Công dân chuẩn bị và đưa sổ hộ khẩu điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân ở Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, ở Bộ Công an cấp huyện hoặc ở Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
Các thông tin Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được hoàn thiện thì các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và các thông tin có trong sổ hộ khẩu hoặc thông tin đã được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định được thông tin chính xác về người yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân.
Bước 3: Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
Bước 4: Cán bộ tiến hành cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
Xem thêm : Chụp ảnh CCCD mặc áo gì? 5+ điều bạn nam cần biết
Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp có nhu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu và công dân phải trả phí chuyển phát.
Thông thường, thời gian trả kết quả sẽ là các ngày làm việc trong tuần trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết.
Không quá 7 ngày làm việc là thời gian trả kết quả chậm nhất cho trường hợp làm căn cước công dân cho trẻ 14 tuổi.
Vùng sâu vùng xa thì thời hạn trả thẻ sẽ lâu hơn nhưng không quá 20 ngày làm việc.
Trẻ không có căn cước công dân có đi được máy bay không?
Trên VietnamNet, ThS.LS Phạm Thị Bích Hảo (Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết,trẻ em từ 14 tuổi trở lên có quy định về việc xuất trình cá nhân giống như người lớn trên tất cả các chuyến bay. Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Cần mang theo vé máy bay, hộ chiếu, căn cước làm thủ tục check in.
Đối với các chuyến bay nội địa trẻ em từ 14 tuổi phải cung cấp căn cước công dân (lưu ý chứng minh phải cung cấp bản chính).
Trong trường hợp trẻ từ 14 tuổi không có căn cước công dân mang theo thì có thể sử dụng một trong số các loại giấy tờ khác như: hộ chiếu, thẻ kiểm soát an ninh hàng không loại có giá trị sử dụng dài hạn…
Trong trường hợp trẻ em không có bất cứ loại giấy tờ nào như trên thì bố mẹ tới Công an xã, phường nơi mình đang cư trú và xin giấy chứng nhận nhân thân cho trẻ. Trong loại giấy này phải ghi rõ rằng lý do xin xác nhận mà không có các giấy tờ khác để xác định danh tính như ở trên. Cuối bản xác nhận phải có dấu đỏ của Công an xã, phường và ký tên.
Giấy xác nhận cần có các thông tin cơ quan xác nhận, ngày tháng năm xác nhận, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính, nơi cư trú, lý do xác nhận. Giấy xác nhận chỉ có giá trị 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Tất cả các loại giấy tờ trên trẻ em mang theo cần kiểm tra để đảm bảo các điều kiện như sau: Phải có ảnh đóng dấu giáp lai trên giấy xác nhận, phải còn giá trị sử dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp