Nội dung chính của bài viết:
- Có nhiều biện pháp can thiệp để kinh nguyệt kết thúc nhanh hơn, đó là: biện pháp tránh thai nội tiết, hoạt động tình dục, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh, thử dùng thảo dược và uống nhiều nước.
Nếu đột nhiên nhận thấy kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường thì nên đi khám. Đây có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Bạn đang xem: Làm thế nào để kinh nguyệt hết nhanh hơn?
Bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị nếu cần thiết.
Có một vài cách khác nhau để làm được điều này. Một số trong đó là những cách an toàn mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà nhưng cũng có những cách cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?
Số ngày có kinh nguyệt trong tháng của mỗi phụ nữ là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gồm có căng thẳng, chỉ số khối cơ thể và nồng độ hormone. Kinh nguyệt thường kéo dài trung bình từ 2 đến 7 ngày nhưng một số người có kỳ kinh ngắn hơn trong khi một số lại phải trải qua hiện tượng ra máu trong thời gian dài hơn. Ở nhiều phụ nữ, số ngày có kinh nguyệt cũng ngắn lại một cách tự nhiên khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống thì kinh nguyệt cũng thường nhanh hết và ra ít máu hơn.
Dưới đây là một số biện pháp can thiệp để rút ngắn số ngày có kinh nguyệt.
1. Biện pháp tránh thai nội tiết
Thuốc tránh thai đường uống và thuốc tiêm có thể được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Các biện pháp tránh thai nội tiết này còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau lưng và rút ngắn số ngày hành kinh mỗi tháng. Thông thường, khi mới bắt đầu dùng thuốc tránh thai thì có thể phải sau vài tháng kinh nguyệt mới trở nên ngắn hơn.
Một số biện pháp tránh thai nội tiết còn có thể làm giảm số chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Ví dụ, nếu tiêm thuốc tránh thai Depo-Provera thì có thể sẽ ngừng có kinh sau năm đầu tiên.
Xem thêm : Có Nên Uống Nước Chanh Vào Buổi Tối Trước Khi Đi Ngủ? – YBOX
Thuốc tránh thai dạng uống và dạng tiêm là những loại thuốc kê đơn. Dựa trên lối sống và nhu cầu từng người mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp nhất.
2. Hoạt động tình dục
Việc đạt cực khoái, có thể là quan hệ tình dục hay “tự sướng” đều có thể làm giảm hiện tượng đau đớn và rút ngắn thời gian ra máu. Lý do là bởi cực khoái tạo ra các cơn co thắt cơ tử cung, giúp máu kinh được đẩy ra khỏi tử cung nhanh hơn và từ đó nhanh hết kinh hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Do những triệu chứng khó chịu mà nhiều phụ nữ thường không muốn vận động trong những ngày có kinh nguyệt nhưng trên thực tế, việc duy trì thói quen tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp làm giảm lượng máu kinh cũng như là số ngày hành kinh. Hơn nữa, vận động thể chất còn có tác dụng ngăn tình trạng giữ nước, từ đó cải thiện cảm giác chướng bụng, đầy hơi và giảm các cơn đau đớn.
Tuy nhiên, không nên tập luyện quá nặng. Việc tập luyện cường độ quá cao trong thời gian dài sẽ làm giảm quá nhiều mỡ và khiến cho chỉ số khối cơ thể (BMI) tụt xuống mức không khỏe mạnh. Điều này sẽ gây mất cân bằng nồng độ nội tiết tố, dẫn đến ngừng kinh nguyệt và có tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Sự thay đổi cân nặng thất thường có thể khiến kinh nguyệt diễn ra không đều, chẳng hạn như vô kinh hay chậm kinh. Mặt khác, khi bị thừa cân, béo phì hay không thể duy trì chỉ số BMI ổn định thì sẽ dễ bị ra nhiều máu và lâu hết khi đến kỳ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những phụ nữ béo phì có nguy cơ bị rong kinh (kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu) cao hơn những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Một số phụ nữ thậm chí còn gặp các triệu chứng khó chịu nghiêm trọng và kéo dài trong suốt nhiều tuần. Điều này được cho là do sự tăng sản sinh estrogen từ các tế bào mỡ, khiến cho kinh nguyệt kéo dài hơn và mất nhiều máu hơn.
Nếu thường xuyên bị rong kinh thì nên đi khám để làm xét nghiệm nồng độ hormone trong cơ thể. Bác sĩ sẽ tư vấn những cách để giảm cân an toàn và hiệu quả nếu cần thiết.
Mặc dù cách này cần thực hiện về lâu dài và không thể ngay lập tức làm cho kỳ kinh chấm dứt sớm hơn nhưng việc thực hiện các bước để kiểm soát cân nặng sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn trong tương lai.
5. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B, rất cần thiết cho tình trạng sức khỏe tổng thể. Nhiều chất thậm chí còn có tác dụng rút ngắn thời gian hành kinh và đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Xem thêm : Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng & Liều Dùng
Vitamin B6 là một trong những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Loại vitamn này có trong các thực phẩm như trứng, cá và thịt gia cầm. Vitamin B6 đã được chứng minh là giúp làm tăng nồng độ progesterone và làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến yên để ổn định quá trình sản sinh các hormone có liên quan đến kỳ kinh nguyệt, từ đó giúp ngày đèn đỏ diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kẽm – một khoáng chất thiết yếu – là chất giúp giảm cảm giác đau đớn khi đến kỳ (ví dụ như đau bụng kinh). Thậm chí, kẽm còn được cho là có tác dụng tương tự như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen.
Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu đã nhận thấy rằng các cơn đau bụng kinh cải thiện đáng kể sau khi dùng 30mg kẽm 3 lần mỗi ngày. Ngoài viên uống bổ sung, bạn cũng có thể thêm các loại thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày, ví dụ như thịt, các loại đậu và sữa.
Magiê là một khoáng chất khác cũng có khả năng giảm bớt số ngày có kinh nguyệt hàng tháng và giảm mức độ đau đớn nhờ có đặc tính kháng viêm. Một nghiên cứu đã chứng minh việc dùng kết hợp magiê và vitamin B6 cho hiệu quả rất cao trong việc làm dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể bổ sung magie trong chế độ ăn uống bằng các loại quả hạch, hạt, rau xanh và cá.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào.
6. Thử dùng thảo dược
Một số loại thảo dược cũng có công dụng giảm tình trạng khó chịu và thời gian hành kinh. Các loại thảo dược được dùng phổ biến gồm có:
- Hạt cây thì là hay tiểu hồi hương (fennel): có đặc tính giảm đau và kháng viêm nên có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và rút ngắn thời gian ra máu.
- Gừng: cải thiện tình trạng ra nhiều máu khi đến kỳ
- Lá mâm xôi: có đặc tính thư giãn cơ nên có thể làm giảm các cơn co thắt tử cung
7. Uống nhiều nước
Một cách đơn giản nhưng rất quan trọng để làm giảm các triệu chứng khó chịu trong những ngày đèn đỏ là uống nhiều nước.
Cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày, kể cả vào kỳ kinh cũng như là những thời điểm khác trong tháng. Điều này sẽ giúp giảm đau bụng và đau lưng. Ngoài ra, việc bổ sung đủ nước sẽ ngăn máu bị đặc lại, giúp máu kinh di chuyển nhanh hơn khỏi tử cung và hết kinh sớm hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp