Ngứa chân răng nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào?

Mảng bám, viêm nướu: Mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong khoảng giữa các răng có thể gây ngứa nướu răng và dẫn đến các bệnh về nướu răng.

Thay đổi hormone: Nếu bạn đang trải qua thời kỳ thay đổi về nồng độ hormone, như phụ nữ mang thai, trẻ dậy thì, phụ nữ tới ngày đèn đỏ hoặc mãn kinh, bạn có thể bị ngứa nướu răng thường xuyên.

Khô miệng hoặc đeo răng giả không phù hợp: Chứng khô miệng cũng có thể gây ngứa chân răng. Hoặc nếu bạn đeo răng giả không phù hợp với hàm, thức ăn có thể bị kẹt lại ở khoảng giữa răng giả và răng thật, tình trạng ngứa nướu răng cũng có thể xảy ra.

Viêm nướu: Ngứa nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu để lâu sẽ diễn tiến thành bệnh viêm nha chu. Tuy nhiên, đây là tình trạng răng miệng nhẹ và chưa dẫn đến nhiều biến chứng.

Dị ứng: Bạn có thể bị ngứa chân răng nếu nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, một số loại thuốc hay thú cưng. Thậm chí dị ứng theo mùa như sốt cũng có thể khiến nướu bị ngứa.

Cách điều trị tình trạng ngứa chân răng

Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng ngứa nướu răng tại nhà

Bị ngứa chân răng phải làm sao? Nếu thấy tình trạng ngứa nướu răng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày để bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc dùng thêm nước súc miệng sát khuẩn không chứa cồn để quy trình vệ sinh răng miệng toàn diện hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Bạn hãy hòa 1 muỗng cà phê muối vào khoảng 250ml nước ấm để tự làm nước súc miệng tại nhà. Nước muối ấm giúp giảm kích ứng và ngứa chân răng rất tốt.
  • Ngậm đá: Bạn có thể ngậm đá viên để làm có thể mát nướu và chấm dứt các cơn ngứa. Ngậm nước đá cũng sẽ giúp miệng bớt khô hơn.
  • Thay đổi lối sống: Bạn cũng cần bỏ thuốc lá và cả thuốc lá điện tử (nếu có) vì đây là các tác nhân gây kích ứng nướu. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thức ăn quá cay, có tính axit, nhiều tinh bột hay nhiều đường.