Vỉa hè (hè phố) là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong đô thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến không một cá nhân, tập thể nào được chiếm dụng để sử dụng vào mục đích kinh doanh, buôn bán. Những hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè bị xem là vi phạm hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành vi:
Bạn đang xem: Những hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè bị xem là vi phạm hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ
– Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường gây cản trở giao thông; – Đá bóng, đá cầu, hoặc chơi các loại hình thể thao trên đường giao thông, sử dụng bàn trượt, patanh, các thiết bị tương tự trên đường xe chạy.
– Phạt từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
+ Họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ ngoài đô thị;
+ Để vật khác che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông;
+ Treo băng rôn, biểu ngữ nằm trong phạm vi đường bộ, đặt treo biển quảng cáo trên đất của đường bộ.
Xem thêm : Điều kiện nâng bằng B2 lên C mới nhất
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức về các hành vi:
– Xây đặt bục, bệ trái phép, tự ý đập bỏ, tháo dỡ vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép;
– Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa trên vỉa hè, lòng đường; sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông;
– Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.
3. Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
– Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thi, hè phố;
– Dựng lều, quán hoặc các công trình tạm trái phép trong khu vực đô thị, hầm, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt;
Xem thêm : Quy định về cơ cấu tổ chức của đại học là gì?
– Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.
4. Phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi:
– Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
– Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
– Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải tháo dỡ bỏ các biển quảng cáo, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính họ gây ra.
Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè không thể duy trì nếu như không có sự hưởng ứng mua bán từ phía người mua hàng đối với những hộ mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trong đó có sự tham gia từ cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên. Vì cuộc sống văn minh đô thị, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân không tham gia mua, bán ở những cửa hàng, sạp, xe đẩy bày bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, những hộ có mặt hàng cho thuê để kinh doanh, cần quy định chặt chẽ với hộ thuê không được bày hàng hóa ra vỉa hè mua bán, làm ảnh hưởng, cản trở người tham gia giao thông và đảm bảo môi trường sống trong sạch, văn minh…
Tham gia giữ gìn trật tự đô thị, trật tự lòng đường, vỉa hè, cải thiện môi trường sống; là trách nhiệm chung của chúng ta, hãy chung tay cùng chính quyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kiên quyết giải quyết tình trạng lấn, chiếm lòng đường, vỉa hè tạo bộ mặt đường thông, hè thoáng, góp phần thực hiện nếp sống văn minh, đô thị. BBT
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp