Lãnh thổ quốc gia là gì? Lãnh thổ quốc gia là khái niệm có nguồn gốc từ thuật ngữ “lãnh thổ” trong tiếng Latinh là “Terra” – có nghĩa là đất, trái đất.
Bạn đang xem: Lãnh thổ quốc gia là
Quy định chung về lãnh thổ quốc gia
Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất; vùng nước; vùng trời và lòng đất.
1) Vùng đất là bộ phận cấu thành lãnh thổ của một quốc gia, gồm có đất liền và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối ở vùng đất;
2) Vùng nước là toàn bộ các, vùng nước nằm trong đường biên giới quốc gia gồm: vùng nước nội địa (ao, hồ, sông… nằm trong đất liền) và biển nội địa. Vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia; vùng nước biên giới, nước sông, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới, vùng nước nội thuỷ, vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển quốc gia. Vùng nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia hữu quan; vùng nước lãnh hải, vùng nằm phía trong đường biên giới biển của quốc gia, giáp với đường cơ sở. Trong vùng nước lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
3) Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc gia;
4) Lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia được coi là không gian chứa đựng hay nằm dưới chủ quyền của một quốc gia. Không gian đó có thể hình dung như một hình chóp nón mà đỉnh là tâm trái đất, còn đáy là nơi tiếp giáp giữa bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ. Như vậy, có thể xác định độ cao của vùng trời trên lãnh thổ quốc gia là trùng với độ cao của tầng khí quyển, còn độ sâu của nó là tâm trái đất. Tuy nhiên, hiện nay luật quốc tế cũng như luật quốc gia chưa quy định giới hạn chiều cao biên giới vùng trời và chiều sâu biên giới vùng lòng đất của quốc gia.
Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Terra” có nghĩa là đất đai, Trái Đất. Lãnh thổ là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia vì đó là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tổn tại của từng quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Trong quan hê giữa các quốc gia, lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lãnh thổ là cơ sở để duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một công đồng dân cư nhất định, đồng thòi tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế hoà bình và Ổn định trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Trong luật quốc tế, các quy định pháp lý về lãnh thổ chủ yếu điều chỉnh việc xây dựng quy chế pháp lý cùa các loại lãnh thổ, xác định chủ quyền và việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, giải quyết hệ quả của thực thi chủ quyền lãnh thổ như phân định lãnh thổ, giải quyết tranh chấp về lãnh thổ…
Tựu trung lại, trong luật quốc tế hiện đại, lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ.
Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 quy định gồm có đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Mọi hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối củá một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Xem thêm : Toán lớp 3 hình chữ nhật – các kiến thức cần nhớ
“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Các bộ phận của lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau đây:
Vùng đất
Là bộ phận lãnh thổ mà không một quốc gia nào không cố. Vùng đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia quần đảo bao gồm toàn bộ các đảo lớn, nhỏ thuộc về quốc gia đó như Philippin có 7.200 đảo. Một số quốc gia còn cố một bộ phận lãnh thổ nằm trọn ưong lãnh thổ cùa quốc gia khác, không có đường thông ra biển (gọi là lãnh thổ kín như Lavia, lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm trong lãnh thổ Cộng hoà Pháp). Một số quốc gia như Nga, Mỹ, Na Ưy, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Aixơlen có lãnh thổ quốc gia giáp với Bắc cực còn có được một phần lãnh thổ của mình xuất phát từ yêu sách một phần đất hình rẻ quạt ở Bắc cực. Do vị trí địa lý, các vùng nước nội địa, là ao, hồ, sông, ngòi nằm trong đất liền và biển nội địa (tự nhiên hay nhân tạo) thuộc quy chế pháp lý cùa vùng đất liền. Các kênh đào, sông quốc tế nằm trong lãnh thổ quốc gia, do tính chất đặc biệt sẽ theo quy chế pháp lý riêng. Trong vùng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Vùng nước
Là toàn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia trên biển, gồm:
– Vùng nước nội thủy: Là vùng nước biển nằm phía trong dường cơ sở và giáp với bờ biển của quốc gia. Nội thủy của quốc gia quần đảo được xác định theo Điều 47 Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trong đó quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình hoặc xác định theo tập quán quốc tế. Trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
– Vùng nước lãnh hải: Là vùng nằm phía trong đường biên giới biển của quốc gia, giáp vói đường cơ sở. Ngày nay, đa số các quốc gia có biển xác định bề rộng lãnh hải của mình rộng không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Trong lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hóàn toàn và đầy đủ.
Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc gia, được xác định bởi đường biên giới bao quanh và đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia. Đường biên giới trên cao chưa được quy định rõ trong luật quốc tế cũng như luật quốc gia.
Vùng lòng đất
Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia. Vùng lòng đất dưới yùng đất và vùng nước quốc gia không được luật quốc tế và luật quốc gia quy định giới hạn chiều sâu. Trong khoa học luật quốc tế, tồn tại quan điểm rộng rãi cho rằng giới hạn chiều sâu của vùng lòng đất quốc gia phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và khai thác của quốc gia đó. Quan điểm này có mặt hạn chế ở chỗ, tạo ra sự bất bình đẳng trên thực tế giữa các quốc gia láng giềng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm trái đất.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?
Trước hết, để hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì thì cần hiểu về lãnh thổ quốc gia là gì. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần diện tích đất, biển, trong lòng đất, khoảng không phía trên diện tích đất (vùng trời), và các vùng lãnh thổ đặc biệt mà mỗi quốc gia có quyền tự quyết, quyền riêng biệt, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Mặc dù không định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì nhưng Hiến pháp 2013 – văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của Việt Nam khẳng định Việt Nam là một đất nước, quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam sẽ bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đó bằng mọi giá, bằng mọi nguồn lực, mọi cách thức.
Chi tiết hơn, chủ quyền được hiểu là quyền làm chủ, quyền tự định đoạt đối với một vật thể, một phạm vi diện tích, một vấn đề…của chủ sở hữu, sử dụng.. Nói rộng ra, chủ quyền được hiểu là quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến một vật thể, một diện tích, một vấn đề…
Xem thêm : Người lao động nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm?
Từ đó, chủ quyền lãnh thổ quốc gia có thể được hiểu là quyền riêng biệt, tuyệt đối, toàn vẹn của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Quyền này bao gồm quản lý, sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, bảo vệ khỏi các thế lực ngoại xâm.
Lãnh thổ của mỗi quốc gia gồm vùng biển, vùng trời, vùng đất, vùng lãnh thổ đặc biệt (khu vực tại các điểm cực của Trái Đất, trên không gian vũ trụ…). Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao, tuyệt đối mà không quốc gia nào khác được quyền xâm phạm. Quyền lực này được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống quân sự bảo vệ chủ quyền, biện pháp bảo vệ, khai thác tài nguyên và mọi vấn đề khác trong phạm vi lãnh thổ đó của quốc gia.
Cụ thể, chủ quyền tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia được biểu hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình như sau:
– Quốc gia có quyền quyết định tuyệt đối đối với việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, bố trí quốc phòng…tại vùng trời, vùng biển, vùng đất (bao gồm bề mặt đất, trong lòng đất), vùng lãnh thổ đặc biệt của mình;
– Quốc gia có quyền thiết lập quy tắc xử sự chung (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) để điều chỉnh hành vi, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, phù hợp với luật quốc tế, không gây phương hại đến chủ quyền của quốc gia khác;
– Quốc gia cũng có quyền cưỡng chế hoặc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc khác nếu có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó;
– Quốc gia cũng có quyền tự vệ, phòng thủ và phản kháng nếu có sự đe dọa, tấn công từ bên ngoài đối với chủ quyền, quyền đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình;
Như vậy, hiểu đơn giản chủ quyền lãnh thổ của quốc gia chính là quyền lực tối cao về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…của quốc gia đó đối với toàn bộ phần diện tích thuộc quyền sử dụng, quản lý, sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình, bao gồm nhưng không hạn chế tại vùng đất, vùng trời, vùng biển, vùng lãnh thổ đặc biệt. Đây là quyền lực tối cao của một quốc gia mà các quốc gia khác không được phép xâm phạm, tấn công.
Vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì đối với mỗi quốc gia?
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trong chính trị, kinh tế, đối ngoại, quân sự, quốc phòng… Cụ thể như sau:
– Khẳng định quyền tự chủ, riêng biệt của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó: Đây là quyền riêng, cá biệt, duy nhất và tối cao của mỗi quốc gia. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang bằng về vị thế giữa các quốc gia trên thế giới trong việc gìn giữ, bảo vệ lãnh thổ độc lập của mình;
– Khẳng định quyền tự quyết đối với mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình: Mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, quân sự,…được quốc gia đó tự mình định đoạt, thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
– Được tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ, gìn giữ quyền bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia tự mình quyết định các biện pháp phòng thủ, bảo vệ hoặc tấn công, tiêu diệt những mối đe dọa hoặc trực tiếp xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình;
– Khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang hàng, bình đẳng của mỗi quốc gia trên thế giới: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sự khẳng định cho sự tồn tại độc lập của mỗi quốc gia trên thế giới. Nếu không có chủ quyền lãnh thổ thì không thể khẳng định sự tồn tại độc lập của bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Đây là những vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với mỗi quốc gia.
Như vậy bài viết trên đây công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh đã giới thiệu đến các bạn lãnh thổ quốc gia là gì? Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp