Những thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa bạn cần nắm

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video lấy vợ theo đạo thiên chúa có phải theo đạo không

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại song song. Nếu bạn đang yêu và sắp sửa kết hôn với một người theo đạo Thiên Chúa, thì ngoài việc tìm hiểu về tôn giáo người bạn đời của mình những thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa cũng là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần biết.

thủ tục lấy vợ theo đạo thiên chúa

1. Những nghi thức cần chuẩn bị trước khi lấy vợ theo đạo Thiên Chúa

Bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo hay một nền văn hoá nào cũng đều có những nét đặc trưng riêng, nhất là về phong tục cưới hỏi. Ngoài những điểm chung tương đồng không thể thiếu như: lựa chọn trang phục cưới, phát thiệp mời, chụp hình cưới… thì thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa cũng có một số điều rất khác biệt nhất là những nghi thức trước khi ngày cưới diễn ra, như sau:

Ra mắt hai bên gia đình và Cha xứ

Cho dù cả hai bạn đều theo đạo Thiên Chúa hoặc 1 trong 2 có đạo; thì việc ra mắt gia đình hai bên là điều cực kỳ quan trọng, trước khi chúng ta chuẩn bị đám cưới. Với quan điểm tình yêu là sự tự nguyện, xuất phát từ tình cảm chân thành, các cặp đôi đến với nhau và sẽ cố gắng vun đắp cho ngọn lửa ấy cháy mãi.

ra mắt cha xứ khi lấy vợ đạo thiên chúa

Ngoài gia đình hai bên thì việc các bạn gặp mặt và trình diện trước Cha xứ nơi cô dâu chú rể sinh sống; cũng quan trọng không kém. Chính Cha xứ sẽ hướng dẫn cụ thể những nghi lễ và thời gian học giáo lý phù hợp để chúng ta có thể sắp xếp và chuẩn bị.

Học giáo lý hôn nhân

Trước đám cưới diễn ra ít nhất là 6 tháng, bạn nên chuẩn bị học giáo lý hôn nhân để kịp thời gian cấp chứng chỉ và tổ chức đám cưới. Nếu cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, thì thời gian học giáo lý có thể dài hơn. Vì trước khi học giáo lý hôn nhân, bạn phải học thêm lớp giáo lý tân tòng dành cho trường hợp “chuẩn hôn khác đạo”.

Chúng ta cũng đừng quá lo lắng trước các lớp học này nhé. Vì đây sẽ là những bài học rất ý nghĩa của đạo Thiên Chúa dạy ta về cách sống trong hôn nhân, cách dạy dỗ con cái, cách hành xử trong gia đình… để các giáo dân không phải bỡ ngỡ và có được nhiều kiến thức, cư xử đúng mực khi đã kết hôn.

Chuẩn bị hồ sơ hôn phối và đăng ký hôn phối

Sau khi đã nhận được chứng chỉ giáo lý hôn nhân, các bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo thủ tục lấy vợ đạo Thiên Chúa và đăng ký hôn phối tại nhà thờ sẽ làm lễ.

Bạn sẽ đi trình diện hồ sơ đăng ký hôn phối với Cha xứ tại nơi cư trú của cô dâu hoặc chú rể đều được. Nếu hồ sơ hôn phối đầy đủ, Cha xứ sẽ gặp riêng từng người để lắng nghe các bạn chia sẻ thêm những khúc mắc trăn trở. Sau cùng Cha sẽ chọn ngày lành tháng tốt, ấn định thời gian diễn ra đám cưới của hai bạn.

Ngoài đám cưới đã được Cha xứ ấn định giúp ngày giờ, thì cô dâu chú rể hoàn toàn có thể tự chọn ngày tổ chức đám hỏi, lễ dạm ngõ…

Rao hôn phối

Rao hôn phối được xem là giai đoạn rất quan trọng trước khi lễ cưới Công giáo diễn ra. Đây chính là lúc Cha xứ sẽ lập tờ rao sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký hôn phối. Tờ rao này sẽ được chuyển đến các Cha xứ nơi hai bạn cư trú hoặc tạm trú. Sau đó các Cha xứ hai bên cùng nhau chuyển thông tin đám cưới của hai bạn đến công đoàn, nơi mà mọi người cùng xem xét, thẩm định đưa ra ý kiến về đám cưới. Đây được xem là thủ tục gần như cuối cùng trước khi đám cưới được diễn ra.

Trang trí bàn thờ

Bàn thờ đạo Thiên Chúa thường chỉ có một chiếc bàn nhỏ thờ tượng Chúa. Điều này khác với bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên các bạn cũng phải chuẩn bị lau chùi quét dọn sạch sẽ, có thể chưng hoa thể thêm phần long trọng. Nhưng tuyệt đối không được đặt đĩa trái cây lên trên bàn thờ.

trang trí nhà thờ

Trang trí nhà thờ

Trước khi lễ cưới diễn ra, đa phần các nhà thờ đều chuẩn bị hoa ruy băng cho lễ cưới của hai bạn. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể trao đổi với Cha xứ để có thể trang trí thêm một số chi tiết mong muốn. Thông thường hoa tươi đặt trên bục hoặc lối đi, là sự lựa chọn hàng đầu của các cặp đôi.

Để tạo nên vẻ trang nghiêm và long trọng, bạn nên chọn hoa có màu sắc trang nhã và phù hợp với không khí ấm cúng, thiêng liêng này nhé!

Lựa chọn trang phục cưới

Không có quy định bắt buộc nào chia sẻ cụ thể về trang phục cưới mà bạn phải mặc khi làm lễ tại nhà thờ. Tuy nhiên để phù hợp với không khí trang nghiêm và lãng mạn này. Chúng ta nên chọn những thiết kế kín đáo và thanh lịch nhé. Cô dâu nên mặc áo dài hoặc soiree, chú rể có thể mặc vest hoặc sơ mi quần âu chỉn chu.

Thiệp cưới

Nếu như trong các đám cưới thông thường thiệp cưới thường có màu đỏ hoặc màu hồng tượng trưng có sự may mắn và các biểu tượng long phụng, trái tim… Thì thiệp cưới theo đạo Thiên Chúa thường lựa chọn những gam màu nhã nhặn nhữ trắng, vàng nhạc. Trên thiệp thường in biểu tượng cây thánh giá, hoặc những câu tuyên thệ trong tình yêu… biểu tượng cho đức tin mà các cặp đôi hướng đến.

2. Thủ tục lấy vợ theo Thiên Chúa trong lễ cưới

Thẩm vấn cặp đôi

Thẩm vấn đôi tân lang tân nương là giai đoạn đầu tiên khi lễ cưới theo đạo Thiên Chúa diễn ra. Cha xứ sẽ đặt cho các cặp đôi 3 câu hỏi về tình yêu, hôn nhân và con cái. Các bạn sẽ lần lượt trả lời theo cách nhìn nhận của mình. Thông qua các câu hỏi này, có thể nhìn thấy được sự sẵn sàng, trưởng thành và tình yêu của hai bạn, đủ sự chuẩn bị để bước vào hôn nhân.

trao lời thề nguyện khi lấy vợ đạo thiên chúa

Trao lời thề nguyện

Sau khi được thẩm vấn, các cặp đôi sẽ đọc lời tuyên thề mà cả hai đã chuẩn bị. Thông qua lời thề nguyền này, hai bạn đã tự mình khẳng định sẽ yêu thương, thuỷ chung và cùng chia sẻ những khó khăn hạnh phúc, bên nhau trọn đời.

Đây được xem là lời cam kết về tình yêu mà cả hai dành cho nhau, trước khi nên vợ thành chồng.

trao nhẫn khi lấy vợ đạo thiên chúa

Trao nhẫn và làm phép

Thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa không thể thiếu, chính là bước trao nhẫn cưới. Cũng như những đám cưới khác, khi lấy vợ theo đạo Thiên Chúa việc trao nhẫn cưới, được xem là giai đoạn rất quan trọng. Sau đó cả hai sẽ cùng thắp nến thay vì cắt bánh kem như một số đám cưới bạn thường thấy.

Ký tên vào sổ hôn phối và gửi lời cảm ơn

Thủ tục cuối cùng khi làm lễ cưới tại nhà thờ chính là việc cô dâu, chú rể, người làm chứng và Cha xứ sẽ cùng ký tên vào sổ hôn phối. Cuốn sổ này sẽ được lưu tại giáo xứ. Sau đó là lời cảm ơn chân thành của cô dâu chú rể đến Cha xứ, đến ca đoàn, cha mẹ, người thân, những người đã hỗ trợ để lễ cưới được diễn ra chu toàn như vậy.

3. Sau khi kết thúc buổi lễ tại nhà thờ

Chụp ảnh cưới kỷ niệm

Sau khi buổi lễ được diễn ra, cô dâu chú rể sẽ chụp ảnh kỷ niệm với Cha xứ và người thân bạn bè trước nhà thờ. Những bức ảnh kỷ niệm này, thể hiện những giây phút thiêng liêng và ngọt ngào nhất trong tình yêu của hai bạn.

Tiệc khuya tại nhà gái

Một buổi tiệc ấm cúng sẽ được diễn ra tại nhà gái. Đôi khi chỉ là buổi tiệc nhỏ, nhưng thể hiện sự ấm cúng, tình cảm của gia đình với bạn bè, người thân. Mâm cỗ có thể từ 3- 5 bàn, hoặc nhiều hơn, tùy theo số lượng quan khách tham gia.

Hy vọng với một số chia sẻ về thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên ChúaMiMi Wedding vừa chia sẻ, sẽ phần nào giúp các chàng hiểu rõ thêm và bớt hồi hộp khi chuẩn bị có vợ nhé! Bất kỳ lễ cưới theo phong tục nào đều có những điểm khác biệt và đặc trưng riêng. Điều quan trọng là chúng ta hãy chịu khó tìm hiểu, chuẩn bị chu đáo; thì mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, chu toàn nhất!

>>>> Xem thêm:

  • Song hỷ lâm môn là gì? Và ý nghĩa trong ngày cưới
  • Hoa cưới cầm tay nên chọn hoa gì? Kinh nghiệm chọn hoa cưới
  • Bảng giá chụp ảnh cưới trọn gói tại MiMi Wedding