Các gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp.
Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước hay sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc trước khoảng 1 – 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.
Bạn đang xem: Năm 2023, cúng ông Công, ông Táo vào ngày, giờ nào, cần chú ý điều gì?
Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày, Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo quân nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và vị nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23 tháng Chạp.
Năm nay, Tết ông Công ông Táo vào thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.
Cần chú ý điều gì khi cúng ông Công, ông Táo
Xem thêm : Tập tạ bao nhiêu phút là đủ để xây dựng cơ bắp?
Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công, ông Táo thì phải chú ý điều này.
Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.
Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.
Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất. Tùy điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ.
Ngoài ra cần lưu ý người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn…
Thả cá chép như nào mới đúng và có tài lộc?
Xem thêm : Luộc trứng gà mấy phút? Quy trình luộc trứng gà đúng chuẩn không phải đầu bếp nào cũng biết
Sau khi cúng lễ nên chọn địa điểm phù hợp, nhẹ nhàng thả cá chép. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Người Việt Nam quan niệm cá chép là phương tiện để đưa ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện trong năm của các gia đình nơi hạ giới. Bên cạnh đó, tục lệ này còn thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt, đồng thời cũng là thể hiện cho tinh thần vượt khó để hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp hơn. Vậy thả cá chép đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và ở đâu là chuẩn nhất?
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp