Với tài năng chính trị, cũng như tài năng quân sự lỗi lạc, Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi – người khai sáng triều đại Hậu Lê, đã ban hành nhiều chính sách, định luật trông những năm Người trị vì. Từ đó, đã đặt nền móng vững chắc cho đất nước phát triển cực thịnh, làm rạng danh sử sách.
- Đi ngủ nhớ để điện thoại ở chế độ này, vừa giảm bức xạ lại giúp bạn có giấc ngủ ngon
- 27 bài thơ về ngày 20/11 ý nghĩa, ngắn gọn, hay nhất tặng thầy cô
- 22 Cách khắc phục và điều trị tóc bạc sớm tại nhà từ thiên nhiên
- Quá trình biến đổi máy biến áp là gì?
- Cách sử dụng máy sấy quần áo cực đơn giản tại nhà
Mộ vua Lê Thái tổ ở Lam Kinh
Bạn đang xem: Vua Lê Thái tổ – người khai sáng vương triều Hậu Lê
Nói về tài năng quân sự của Lê Lợi, sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng: “Vua nổi dậy, nghĩa binh đến đâu, người Minh đều thua chạy, có phải là vì quân nhiều hay ít, mạnh hay yếu mà không địch nổi đâu? Là vì đức của vua hợp với trời nên trời giúp cho, đẹp lòng người nên người theo về, không những là người nước vui lòng theo phục, mà cả đến bọn phản nghịch cũng tôn kính như thế, cho nên không muốn chống nữa mà đều về hàng. Thế thì việc nhân nghĩa của vua so với Thang Vũ có phần sáng tỏ; xem việc này càng thấy rõ rệt. Còn như nói điểm được nước, há nên lấy lời sấm vĩ mà xét ư?”.
Tài năng quân sự của Vua Lê Thái Tổ những năm tháng kháng chiến đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua nhiều gian nguy và đi đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại độc lập dân tộc. Bàn về công lao của Đức Thái tổ Cao hoàng đế, sử gia xưa đã khẳng định rằng: Vua dấy nghĩa binh, chưa từng giết bậy một người, chỉ vì biết lấy nhu chế cương, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, không đánh mà giặc phải khuất phục, cho nên có thể đổi vận bĩ sang vận thái, chuyển thế nguy làm thế yên, đổi cuộc loạn làm cuộc trị.
Xem thêm : Uống nước có thực sự giúp giảm cân?
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều hậu Lê kéo dài hơn 360 năm. Thành quả vĩ đại ấy đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt. Đó là thời kỳ tạo dựng vị thế của một quốc gia cường thịnh, với nhiều thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và sự hùng mạnh về quân sự – quốc phòng.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt. Vua Lê Thái Tổ đã lấy pháp luật làm gốc để dựng nước và trị nước. ngay khi lên ngôi, vua đã lệnh cho các tướng hiệu và các quan rằng: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến Nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”. Đồng thời, Vua Lê Thái Tổ Để luôn quan niệm rằng muốn “trị quốc, bình thiên hạ” thì bậc thiên tử phải luôn biết răn mình và nghe lời nói phải. Người đứng đầu thiên hạ càng phải biết lựa chọn và trọng dụng người tài là yếu tố quyết định.
Hình tượng vua Lê Thái tổ đăng quang trong chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Lam Kinh.
Sau khi lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh, nhà vua đã đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt và chỉ huy rằng: “Từ sau ngày chiếu thư ban ra, phàm quân dân có dâng thư nói việc gì, phải theo đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu như trong chiếu thư; ai trái thế thì xử trượng hay biếm. Những tờ khế về việc mua bán, đổi chác, vay mượn, mà không theo đúng như trong chiếu thư thì không có giá trị”. Cùng với đó, Vua đã kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống quan chế, quan chức, pháp luật… Quan trọng nhất là những biện pháp về kinh tế, phục hồi sản xuất nông nghiệp, ban bố ruộng đất bằng chính sách quân điền. Vua cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Điều này đã tạo nên một cơ sở kinh tế vững chắc cho quốc gia Đại Việt.
Xem thêm : 2 Cách tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Khi viết tựa cho sách “Lam Sơn thực lục”, từ trên tầm cao của chiến công và sự nghiệp, dưới cái nhìn khách quan và biện chứng, vua Lê Thái tổ khẳng định: “Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn, dựng nghiệp càng khó khăn. May mà trời cho, người theo, nên công nghiệp được thành, thật là do tổ tiên tu nhân tích đức cho nên mới được như thế”.
Thời gian trị vì của vua Lê Thái Tổ tuy ngắn, lại trong hoàn cảnh đất nước, vương triều còn ở giai đoạn phôi thai, song những điều Lê Lợi đã làm được có sự đóng góp quan trọng, mở ra một thời kỳ độc lập của dân tộc với một triều đại kéo dài gần 400 năm sau đó.
Nhóm PV Thời sự.
(Bài viết có sử dụng các tư liệu trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Kỷ yếu Hội thảo khoa học Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Nhân dân Thanh Hóa với Khởi nghĩa Lam Sơn”).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp