Mâm cúng ông Công ông Táo Tết đầy đủ nhất theo truyền thống

4 Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo được coi là một nghi thức quan trọng, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, với ý nghĩa tiễn các vị thần này lên thiên đình báo cáo những việc lành dữ của gia chủ. Do đó, gia đình cần phải lưu ý một số điều sau để tránh phạm đến các vị thần lịnh:

– Việc chọn ngày, giờ cúng hợp phong thủy được tin là sẽ mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong suốt năm mới.

– Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo cần sự chu đáo và tôn nghiêm.

– Gia chủ nên lên thực đơn và chuẩn bị nguyên liệu từ trước để tránh những bất tiện và đảm bảo mâm cỗ được chuẩn bị một cách tươm tất. Trong đó, đặt mua một số món cơ bản như xôi, gà luộc từ các cửa hàng uy tín cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm thời gian.

– Nên hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

– Nên đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Táo Quân riêng

– Trang phục của gia chủ cần chỉnh tề và sạch sẽ, giọng đọc văn khấn phải to và rõ ràng.

– Khi thả cá chép cần chú ý không thả cùng túi ni lông và không nên thả từ trên cao xuống.

– Cần tránh cầu xin tiền tài một cách thô thiển, thay vào đó hãy xin những điều tốt lành và an lành cho gia đình.

Xem thêm: 15+ món ăn ngày Tết Cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ đầu năm

Trên đây là những lễ vật trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vào mỗi dịp 23 Tết. Việc chuẩn bị thành tâm và kỹ lưỡng sẽ giúp nghi lễ diễn ra trang nghiêm. Hãy cùng MIA.vn theo dõi thêm nhiều bí quyết chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán trên trang Cẩm nang du lịch nhé.