Lịch sự là gì? (Cập nhật 2024)

– Danh tiếng của chính mình: Cách bạn cư xử xã giao sẽ để lại ấn tượng tốt hoặc xấu đối với người khác. Khi bạn cư xử lịch sự, người khác sẽ đánh giá bạn là người trưởng thành, tinh tế, có trách nhiệm đồng thời sẽ đối đãi với bạn như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn cư xử thô lỗ, trong mắt họ, bạn cũng chẳng đáng được đối xử tử tế. Suy rộng ra, bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, công việc vì trong mắt người khác, bạn thiếu lịch sự và người thiếu lịch sự thật chẳng ra gì

– Bạn bè: Giàu vì bạn, sang vì vợ. Bạn bè là một yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của một người trong cuộc sống.

Người ta vẫn nói, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Khi bản thân bạn là người lịch sự thì các mối quan hệ của bạn, điển hình là bạn bè cũng sẽ như vậy và ngược lại. Có thể những người thô lỗ sẽ làm bạn được với những kẻ cục cằn vì ngưu tầm ngưu, mã tầm mã nhưng kỳ thực sẽ chẳng có người lịch sự, nho nhã nào muốn làm bạn với những kẻ thô lỗ, khó ưa.

– Cách người khác đối xử với bạn: Bạn không thể yêu cầu người khác đối đãi tử tế, lịch thiệp với mình trong khi mình là một kẻ cục cằn, thô bỉ. Cách người khác đối xử với bạn phụ thuộc vào chính cách bạn cư xử với họ và những người xung quanh. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân là thế.

Lịch sự là gì? Tại sao cần phải lịch sự? Những phép lịch sự cơ bản trở thành nguyên tắc trong cuộc sống
Ý nghĩa của lịch sự

3. Các phép lịch sự cơ bản cần thiết trong cuộc sống – Biểu hiện của người lịch sự

Lịch sự mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với con người. Vậy để trở thành người lịch sự phải làm thế nào. Dưới đây là các phép lịch sự cơ bản mà mỗi người cần có.

Biết nói “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp – Phép lịch sự cơ bản

Cảm ơn khi được người khác giúp đỡ mình và xin lỗi khi bản thân làm sai điều gì đó là phép lịch sự tối thiểu mà ngay từ khi còn là một đứa trẻ chúng ta đã được cha mẹ, thầy cô giáo dục. Từ đó, chúng ta biết điều chỉnh hành vi của mình, nên làm những điều được “cảm ơn” và không nên làm những điều phải “xin lỗi”.

Một kẻ không biết xin lỗi khi va phải người khác giữa chốn đông người mà còn tỏ thái độ xấc xược, thách thức hẳn sẽ khiến những người xung quanh lắc đầu ái ngại. Ngược lại, vẫn là con người ấy nhưng thái độ xin lỗi thành khẩn sẽ khiến người bị đau vui vẻ cho qua và những người xung quanh hài lòng chấp nhận.

Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi là biểu hiện của người biết chừng mực, lễ độ. Đôi khi, chúng ta cần nói cảm ơn nhau mỗi ngày và xin lỗi ngay cả khi bản thân không có lỗi để cuộc sống thêm thuận hòa, thiện chí, tích cực.

Imager 2 19500 700
Các phép lịch sự cơ bản cần thiết trong cuộc sống – Biểu hiện của người lịch sự

Phép lịch sự khi đi ăn tiệc

Bàn ăn cũng là nơi con người cần rất nhiều lịch sự mà người xưa vẫn dạy: ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ở một đất nước với nền văn hóa truyền thống lâu đời như Việt Nam thì người Việt có rất nhiều các nguyên tắc lịch sự trong mâm cơm hay trên bàn tiệc. Có thể điểm qua vài nét chính như sau:

– Lịch sự khi chọn món ăn: Trong mâm tiệc tuyệt đối không nên chỉ trỏ, bới lật thức ăn từ dưới lên trên để chọn miếng ngon hay đang gắp món này lại đặt xuống để chọn món khác

– Lịch sự trong tư thế ngồi: Không ngồi quá xa hoặc quá gần mâm ăn, không thay đổi chỗ ngồi, muốn ăn món ăn xa chỗ ngồi phải nhờ người khác gắp cho chứ không được rướn người lên gắp thức ăn

– Lịch sự trong cách sử dụng thìa, dĩa, gia vị: Khi ngồi vào mâm ăn không gõ bát gõ đũa, khi múc canh không vừa cầm bát vừa cầm đũa thìa, không nhúng đũa thìa cá nhân vào bát canh chung hay bát nước chấm chung, không được múc canh, súp lên miệng uống mà phải múc vào bát riêng rồi uống…

– Lịch sự trong thái độ: Không chê bai món này, món kia, không ăn quá nhiều 1 món dù đó là món khoái khẩu. Ăn xong biết dọn dẹp cùng mọi người…

Lịch sự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng – Biểu hiện của lịch sự là gì?

Các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe khách, máy bay, tàu hỏa… là nơi có đông người và chúng ta cũng cần cư xử hết sức lịch sự:

  • Không chen lấn, xô đẩy khi lên/ xuống xe
  • Nhường chỗ cho người già, trẻ em khi đi xe điện, xe bus
  • Ngồi đúng vị trí của mình, chú ý giữ trật tự, không cười nói ồn ào để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh
    Lịch sự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng
    Lịch sự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng

Lịch sự khi đến nhà người khác – Các phép lịch sự cơ bản

Khi đến nhà người khác, nhất là trẻ con khi đến chơi nhà bạn cũng cần tuân theo những nguyên tắc lịch sự như sau:

Chỉ vào nhà, ngồi, uống nước… khi được chủ nhà cho phép. Trẻ con khi đến nhà bạn chơi cũng phải cư xử đúng mực như: không được nghịch ngợm đồ đạc trong nhà bạn, không được nô đùa, cười nói quá to, không được làm phiền nếu nhà bạn có cụ già…

Trước khi ăn nên mời chủ nhà và những người trong gia đình, trước khi về chào hỏi lịch sự

Trẻ con đến nhà bạn chơi nên biết thu dọn và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng chỗ như ở nhà mình để lần sau chủ nhà không ngần ngại việc bé đến chơi

Lịch sự khi đến các trung tâm mua sắm – Các phép lịch sự cơ bản

Khi đến các trung tâm mua sắm, không được chen lấn, xô đẩy mà hãy xếp hàng chờ đến lượt mình khi thanh toán. Khi có việc vội đi cần được thanh toán trước, hãy xin phép người ở trên và đề nghị nhân viên thu nhân tạo điều kiện giúp

Cẩn thận trước từng món hàng, không nâng lên đặt xuống mạnh, không bới chọn quá kỹ để tránh làm hỏng hàng của siêu thị

Không cười nói quá lớn để tránh làm ảnh hưởng đến người khác

4. Câu hỏi thường gặp

Các phép lịch sự cơ bản cần phải biết trong cuộc sống là gì?

  • Luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó: đây là phép lịch sự tối thiểu thể hiện sự tôn trọng không gian riêng tư của người khác, kể cả con nhỏ. Tuyệt đối không được tự ý xông vào phòng mà không ngõ cửa. Đây là hành vi rất mất lịch sự
  • Không được chỉ tay vào mặt người đối diện: Khi giao tiếp, nói chuyện với người khác, hành động chỉ tay vào mặt người khác rất không nên vì nó thể hiện sự khiếm nhã, thái độ săm soi, thậm chí là coi thường người khác khiến người khác cảm thấy rất khó chịu.
  • Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Đây là phép lịch sự cơ bản vì khi ho, hắt hơi, sẽ có nhiều vi khuẩn bay ra, lây bệnh cho người khác theo đường không khí nên người ta thường lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi ở nơi đông người. Hoặc khi ngồi trong mâm cơm, lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi để tránh cơm trong miệng văng ra ngoài khiến người cùng mâm khó chịu

Trên đây là bài viết Lịch sự là gì? Nếu có bất cứ câu hỏi nào xin gửi về cho chúng tôi theo các địa chỉ mà ACC lã ghim phía bên dưới. Trân trọng cảm ơn!

✅ Kiến thức: ⭕ Lịch sự là gì ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330