Mỗi hộ kinh doanh đều phải thực hiện đăng ký thuế hộ kinh doanh với cơ quan Thuế và sẽ được cấp một mã số thuế (MST) để quản lý việc nộp thuế. Vậy mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Có những cách tra cứu MST hộ kinh doanh nào? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Mã số thuế hộ kinh doanh được cấp khi hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh
1. Thuế hộ kinh doanh là gì?
Thuế hộ kinh doanh là một khái niệm liên quan đến việc đăng ký và quản lý thuế cho các hộ kinh doanh tại Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuế hộ kinh doanh:
1) Hộ kinh doanh là một tổ chức kinh doanh không phải là doanh nghiệp, thường bao gồm các cá nhân hoặc hộ gia đình tham gia kinh doanh. Hộ kinh doanh không phải là một đơn vị kinh doanh độc lập mà thường hoạt động như một hộ gia đình.
2) Quy trình đăng ký thuế hộ kinh doanh về cơ bản có 2 bước như sau:
– Người đại diện hộ kinh doanh cần đến cơ quan thuế địa phương để đăng ký thuế hộ kinh doanh.
– Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, hộ kinh doanh sẽ được cấp mã số thuế hộ kinh doanh.
3) Trách nhiệm về thuế đối với hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ Thuế, bao gồm việc nộp thuế và báo cáo thuế đúng hạn.
Hộ kinh doanh cần theo dõi các quy định thuế mới và thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.
2. Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT ngày 18/4/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định nghĩa về mã số thuế hộ kinh doanh như sau:
Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
Các quy định về mã số thuế hộ kinh doanh
2.1 Những đặc điểm của MST hộ kinh doanh
1) Mã số thuế của hộ kinh doanh sẽ có 10 chữ số (căn cứ theo Điểm a, Điểm h Khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC).
Cấu trúc mã số thuế hộ kinh doanh được quy định tại Điều 83 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Xem thêm : Quản lý nguồn vốn là gì Tại sao phải học quản lý nguồn vốn?
Mã cấp tỉnh: 02 ký tự bằng số;
Mã cấp huyện: 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt;
Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.
Trong trường hợp hộ kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh thì MST hộ kinh doanh sẽ gồm có 13 chữ số. Trong đó 10 chữ số đầu và 3 số cuối được ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang (-) lấy ví dụ: 1234567890-001.
2) Mã số thuế hộ kinh doanh là duy nhất. Mỗi hộ kinh doanh chỉ được cơ quan Thuế cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký cho đến khi chấm dứt hiệu lực MST.
3) Người nộp thuế là hộ kinh doanh thì mã số thuế được cấp cho người đại diện hộ kinh doanh quy định tại Điểm h Khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
2.2 Mã số thuế của hộ kinh doanh dùng để làm gì?
Mã số thuế hộ kinh doanh (MSTHKD) có vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế của hộ kinh doanh tại Việt Nam. Dưới đây là một số mục đích chính của MST hộ kinh doanh:
1. Xác định danh tính và phân biệt hộ kinh doanh: MSTHKD giúp xác định hộ kinh doanh một cách rõ ràng và duy nhất trong hệ thống thuế. Khi giao dịch với các cơ quan, ngân hàng, hoặc đối tác kinh doanh, MSTHKD giúp phân biệt hộ kinh doanh này với các tổ chức khác.
2. Nộp thuế và báo cáo thuế: MSTHKD được sử dụng để nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế TNDN, và các loại thuế khác. Khi hộ kinh doanh nộp tờ khai thuế, MSTHKD sẽ được ghi rõ để xác định đối tượng nộp thuế.
3. Tra cứu thông tin hộ kinh doanh: MST hộ kinh doanh là thông tin quan trọng khi tra cứu thông tin về hộ kinh doanh trên các trang web của cơ quan thuế. Bằng cách nhập MSTHKD, bạn có thể biết được tên hộ kinh doanh, địa chỉ đăng ký, và các thông tin liên quan khác.
4. Kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh: MSTHKD giúp cơ quan thuế kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh của hộ. Khi có thay đổi về thông tin hộ kinh doanh (ví dụ: đổi địa chỉ, thay đổi người đại diện), MSTHKD cần được cập nhật.
3. Có những cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh nào?
Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh, bạn có thể tra cứu trực tiếp hoặc trực tuyến bằng 3 cách sau:
Cách 1: Tra cứu tuyến trên trang web của Tổng cục Thuế Việt Nam bằng cách điền số CMND/CCCD người đại diện HKD để tra cứu thông tin hộ kinh doanh.
Cách 2: Tra cứu trực tuyến trên trang web masothue.com. Đây là trang web giúp bạn tra cứu mã số thuế (cá nhân/ hộ kinh doanh/công ty) trực tiếp trên website, qua facebook hoặc qua kênh zalo. Bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ CCCD/CMND của người đại diện hộ kinh doanh là có thể tra cứu dễ dàng và nhanh chóng.
Cách 3: Tra cứu trực tiếp thông tin về mã số thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để có thông tin chính xác về hộ kinh doanh cần tra cứu.
Xem thêm : CO khử được những oxit kim loại nào? Tính chất, ứng dụng của khí CO
Hướng dẫn tra cứu MST của hộ kinh doanh cá thể trên Website Thuế Việt Nam
3.1 Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên website Tổng cục thuế
Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên website của Tổng cục Thuế Việt Nam là một cách để bạn xác minh thông tin về MST hộ kinh doanh cá thể của mình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
Bước 1: Truy cập website của Tổng cục thuế Việt Nam tại địa chỉ trang web là gdt.gov.vn
Bước 2: Bạn chọn mục “Dịch vụ công” (1) trên thanh công cụ và chọn vào “Tra cứu thông tin người nộp thuế”(2).
Các bước tra cứu MST của hộ kinh doanh bằng CCCD
Bước 3: Bạn chỉ cần điền chính xác số CMND/CCCD (1) của người đại diện hộ kinh doanh để tra cứu.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhập thêm các thông tin hỗ trợ tra cứu khác không bắt buộc điền gồm:Tên tổ chức cá nhân nộp thuế và địa chỉ trụ sở kinh doanh. Tuy nhiên 2 trường thông tin này là không cần thiết phải nhập và bạn phải lưu ý sử dụng đúng font unicode (TCVN:6909:2001 dạng dựng sẵn) để nhập tiếng Việt có dấu (nếu bạn điền tiếng Việt sai font sẽ không thực hiện tra cứu được)
Bước 4: Nhập “Mã xác nhận” để xác nhận phiên giao dịch. Sau đó bạn chọn “Tra cứu” để xem kết quả.
Kết quả sẽ hiển thị thông tin về mã số thuế của hộ kinh doanh (3) kèm các thông tin đăng ký kinh doanh khác gồm: Tên người nộp thuế, cơ quan Thuế nơi hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế, thông tin số CMT/thẻ căn cước, ngày thay đổi thông tin gần nhất và tình trạng hoạt động.
3.1.1 Hướng dẫn cách tra cứu thông tin hộ kinh doanh bằng mã số thuế
Tra cứu thông tin hộ kinh doanh bao gồm tên hộ kinh doanh, tên người đại diện pháp luật, nơi đăng ký quản lý, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.
Trường hợp bạn đã có mã số thuế của hộ kinh doanh mà muốn kiểm tra lại các thông tin đăng ký của hộ kinh doanh. Bạn cũng có thể sử dụng cách tra cứu MST trên website Tổng cục thuế bằng cách nhập các thông tin cần thiết gồm: Mã số thuế của hộ kinh doanh (1) và nhập mã xác nhận tương ứng (2).
Các bước tra cứu thông tin hộ kinh doanh từ mã số thuế
Sau đó chọn “tra cứu” để xem bảng thông tin tra cứu tương ứng với MST của hộ kinh doanh (3).
Trên đây là toàn bộ quá trình tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể trên website Thuế Việt Nam. Đây là kênh tra cứu thông tin an toàn cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh của hộ gia đình. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về MST hộ kinh doanh của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với cơ quan quản lý Thuế nơi hộ kinh doanh của bạn tham gia để được trợ giúp tốt nhất.
Thu Hương & Tài Phạm – EBH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp