Xã hội loài người trải qua mấy giai đoạn?

Xã hội loài người trong thời kỳ tiền sử

Ở thời kỳ tiền sử, hình thái kinh tế xã hội của nhân loại là cộng sản nguyên thủy. Thời kỳ này là thời kỳ dài nhất trong lịch sử xã hội loài người, kéo dài hàng triệu năm. Tất cả các dân tộc trên trái đất đều phải trải qua giai đoạn này. Đây là thời kỳ đặt nền tảng cho đặc trưng và truyền thống của từng dân tộc. Là thời “thơ ấu” của từng dân tộc, tộc người.

Khoảng ba đến bốn triệu năm trước, một loài vượn đặc biệt đã tiến hóa thành con người đầu tiên. Quá trình này đã trải qua nhiều giai đoạn:

  • Loài Vượn đặc biệt chuyển biến thành Vượn – Người, lúc này yếu tố vượn vẫn còn nhiều.
  • Từ Vượn – Người tiến hóa thành Người – Vượn (Người tối cổ), yếu tố người đã chiếm phần nhiều hơn.
  • Người vượn tiến thành Người tinh khôn (Homo de Neandertal).
  • Người tinh khôn tiến lên thành Người hiện đại (Homo sapiens).

Xã hội loài người trong thời kỳ cổ đại

Xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời kì cổ đại xuất hiện ở phương Đông sớm nhất. Từ khoảng 3000 năm TCN, tại các nước Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Tại các nước châu Âu xã hội này xuất hiện muộn hơn.

Xã hội chiếm hữu nô lệ được chia thành ba giai cấp chính:

  • Giai cấp chủ nô – quý tộc là giai cấp chiếm giữ được tư liệu sản xuất. Nên nó trở thành giai cấp thống trị áp bức bóc lột.
  • Giai cấp nông dân công xã nông thôn và tầng lớp thị dân thành thị (bình dân ở Hy Lạp, La Mã). Nông dân và thị dân có gia đình, có tài sản riêng nhưng vẫn bị nhà nước do chủ nô quản lý bóc lột. Nếu giai cấp này phá sản, họ có thể rơi xuống địa vị nô lệ.
  • Giai cấp nô lệ là giai cấp thấp nhất trong xã hội này. Họ có nguồn gốc từ các bộ lạc bại trận trong chiến tranh. Họ bị kẻ chiến thắng tước đoạt tất cả tài sản và bản thân bị biến thành nô lệ. Họ bị bóc lột sức lao động, làm việc bất kể giờ giấc nhưng lại không được hưởng thành quả. Chủ nô có thể đem nô lệ ra chợ mua bán, đổi trác hoặc đánh đập thậm chí là giết họ.

Xã hội loài người trong thời kỳ trung đại

Chế độ phong kiến (476-1640) là một chế độ được hình thành nên bởi sự phân phong ruộng đất. Xuất hiện trong thời kì trung đại, quá trình phong kiến hóa diễn ra và được xác lập sớm nhất ở Trung Quốc. Khi nhà Tần thống trị Trung Quốc, chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu. Tần Thủy Hoàng chính là vị “vua phong kiến” đầu tiên.

Trước và sau đầu công nguyên các nước châu Á đều lần lượt bước sang xã hội phong kiến. Ở Tây Âu, xã hội loài người với hình thái phong kiến được xác lập vào năm 476 – sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

Xã hội loài người trong thời kỳ cận đại

Khi chế độ phong kiến trên thế giới suy tàn vào thế kỷ thứ XV-XVI. Xã hội tư bản chủ nghĩa (1640-1917) được thiết lập.

Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi năm 1609 đã lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha. Hà Lan sau đó đã thành lập nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Điều này đã báo hiệu một thời đại mới – thời đại của cách mạng tư sản. Vào năm 1640, cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã mở đầu lịch sử cho thời kỳ cận đại trên toàn thế giới.

Một thời đại mới đã được mở ra, các cuộc đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới giữa phong kiến và tư sản như được nhấn nút khởi động. Tư sản thắng lợi đã thiết lập nhà nước tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cuối cùng vào những năm 80 của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi rộng lớn. Xã hội tư bản chủ nghĩa trở thành một hệ thống chính trị kinh tế trên thế giới. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, toàn thế giới bị lôi cuốn vào quỹ đạo của xã hội loài người với hình thái kinh tế – xã hội này.

Xã hội loài người trong thời kỳ hiện đại

Từ năm 1917 đến nay, xã hội loài người lúc này hầu như tồn tại dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi đã mở ra thời kỳ hiện đại. Năm 1922, nhà nước Xô-viết thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô) đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá khứ và hiện tại, vẫn có nhiều nước tự nhận là nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn nào cho việc một quốc gia đi theo chế độ chủ nghĩa xã hội.

Trải qua nhiều năm, hiện nay có 4 quốc gia được công nhận là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Lào. Ở hình thái kinh tế – xã hội này, không có giai cấp, con người tự do, bình đẳng. Sự bình đẳng dựa trên cơ sở sở hữu chung và điều khiển chung với các phương tiện chung.