Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội, tương ứng với 4 kiểu nhà nước. Vậy lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Kiểu pháp luật là gì?
Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp nhà nước, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Bạn đang xem: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế – xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng.
Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: một là, dựa trên cơ sở kinh tế nào và quan hệ sản xuất; hai là, sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi của giai cấp nào trong xã hội.
Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị của một xã hội nhất định, tương ứng với các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp có các kiểu pháp luật sau đây:
– Kiểu pháp luật chủ nô
– Kiểu pháp luật phong kiến
– Kiểu pháp luật tư sản
– Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Trong số các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa đang trên con đường hình thành và phát triển, thể hiện ý chí của đa số nhân dân lao động trong xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, bình đảng và đảm bảo giá trị của con người.
Các kiểu pháp luật trong lịch sử
Thứ nhất: Kiểu pháp luật chủ nô
Pháp luật chủ nô là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước chủ nô đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, chủ yếu thể hiện ý chí và bảo vệ địa vị của giai cấp chủ nô, là nhân tố điều chỉnh và bảo đảm cho sự phát triển ổn định của các quan hệ xã hội chiếm hữu nô lệ.
Bản chất của pháp luật chủ nô thể hiện qua tính giai cấp và tính xã hội. Cụ thể
– Tính giai cấp: pháp luật chủ nô là sự thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp này.
Xem thêm : Tháng 5 cung gì? Khám phá tính cách, vận mệnh của người sinh tháng 5
– Tính xã hội: Pháp luật chủ nô góp phần xác lập trật tự xã hội thông qua việc xác định các khuôn mẫu ứng xử cho con người, định hình các quy tắc hành vi trong các hoạt động sinh hoạt, lao động, buôn bán, dịch vụ… Giống như nhà nước chủ nô, tính giai cấp của nhà nước chủ nô thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với tính xã hội
– Tính giai cấp nổi trội: Pháp luật hợp pháp hóa sự bóc lột không có giới hạn của chủ nô đối với nô lệ, pháp luật ghi nhận và củng cố, bảo vệ tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Pháp luật ghi nhận địa vị thông trị của người gia trưởng đối với các thành viên khác trong gia đình.
Thứ hai: Kiểu pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử, ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Kiểu pháp luật Phong kiến thay thế cho kiểu pháp luật chủ nô, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn pháp luật chủ nô.
Xét về bản chất của pháp luật phong kiến do chính các điều kiện kinh tế xã hội phong kiến quy định hay nói cách khác nó do quan hệ sản xuất mặt bản phong kiến quy định.
Vì vậy, về mặt bản chất giai cấp, pháp luật phong kiến thế hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến, là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân vào giai cấp địa chủ, bảo vệ sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân.
Về phương diện xã hội pháp luật phong kiến có vai trò xã hội nhất định. Nó là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung của xã hội, ghi nhận và phát triển các quan hệ xã hội của hình thái kinh tế xã hội phong kiến cao hơn, tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.
Đồng thời pháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung, những chức năng xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thế pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến mà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội.
Pháp luật phong kiến có những đặc điểm sau:
– Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền
– Pháp luật phong kiến mang tính dã man, tàn bạo.
– Pháp luật phong kiến liên quan mật thiết tới tôn giáo và đạo đức phong kiến.
Thứ ba: Kiểu pháp luật tư sản
Pháp luật tư sản là hệ thống các quy phạm pháp luật ( các quy tắc ) có tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành ( hoặc thừa nhận ) và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến Pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đăng trước pháp luật. Với sự ra đời của pháp luật tư sản lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật của nhân loại, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập.
Xem thêm : Thực hư chuyện phan tả diệp trị táo bón có đúng không?
Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật … thực chất chỉ là các loại hình đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó.
Kết luận này của Mác có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với việc nghiên cứu bản chất của pháp luật tư sản. Không thể hiểu được bản chất của pháp luật tư sản nếu không nói đến các điều kiện kinh tế – xã hội hợp thành cơ sở tồn tại của nó.
Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị.
Thứ tư: Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
Đặc điểm cơ bản của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là: thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản; thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản; không chia thành công pháp và tư pháp; có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.
Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, do những điều kiện, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, điều này làm cho bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó.
Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao: Tính chất này của pháp luật xã hội chủ nghĩa cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác, bởi lẽ pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở các quan hệ pháp luật – kinh tế xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất cao. Chính điều này quyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân: Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật trước đó. Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy, thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật xã hội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”.
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội: Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm thể hiện bản chất như đã nêu ở trên, luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng…
Trong thực tiễn có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm đạo đức, tập quán, những phong tục, truyền thống tốt đẹp của xã hội được phản ánh vào trong pháp luật, ảnh hưởng nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
Để phát huy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, phát huy tính tích cực của các quy phạm xã hội và loại bỏ dần những quy phạm xã hội tiêu cực, có nội dung trái với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp