Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến liên kết cộng hóa trị không phân cực. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
Bạn đang xem: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa
- So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
- Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực
- Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
- Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa
- Liên kết cộng hóa trị có cực tạo thành giữa hai nguyên tử
A. Liên kết cộng hóa trị
1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất.
Định nghĩa: Là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Sự hình thành phân tử H2
H• + •H → H : H → H – H → H2
Mỗi nguyên tử hiđro có 1 e; 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử góp 1e tạo thành 1 cặp e chung trong phân tử H2.
Quy ước
Mỗi chấm (-) bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Kí hiệu H : H được gọi là công thức electron, thay 2 chấm (:) bằng 1 (-) ta có H-H được công thức cấu tạo
Giữa 2 nguyên tử H có 1 cặp electron chung, liên kết biểu thị bằng (-), đó là liên kết đơn.
Các phân tử H2, O2, N2, Cl2.. tạo nên từ hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (có độ âm điện như nhau) nên cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất.
a) Sự hình thành phân tử HCl
Trong phân tử hiđro, mỗi nguyển tử (H và Cl) góp 1 electron tạo thành một cặp electron chung để tạo liên kết cộng hóa trị. Cặp electron liên kết bị lệch về phía Clo, (Độ âm điện của Cl là 3,5 lớn hơn độ âm điện của H là 2,1) liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.
Công thức electron:
Xem thêm : Hướng dẫn cài đặt báo thức trên điện thoại Samsung ĐƠN GIẢN
Công thức cấu tạo: H – Cl
Đây là liên kết cộng hóa trị phân cực
3. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
Ví dụ: Trong NaCl có hiệu độ âm điện
Δx = độ âm điện của Na – độ âm điện của Cl = 3,16 – 0,93 = 2,23
=> Vậy liên kết giữa Na với Cl là liên kết ion
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực?
A. Cl2
B. HCl
C. NH4Cl
D. N2
Câu 2. Trong phân tử của hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
A. NH4Cl
B. NH3
C. CaO
D. H2O
Câu 3. Cho các hợp chất sau: MgCl2, Na2O, SO2, HCl, KCl. Hai hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị?
A. MgCl2 và Na2O
B. Na2O và SO2
C. SO2 và HCl
D. HCl và KCl
Câu 4. Cho các nguyên tố: X ( Z= 19 ), Y ( Z= 17 ). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị không có cực
C. liên kết kim loại.
D. liên kết cộng hoá trị có cực.
>> Mời các bạn tham khảo nội dung bài tập tại: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp