Thuốc Paracetamol là thuốc không cần kê đơn, mọi người có thể mua dùng khi gặp các vấn đề như: nhức đầu, sốt, cảm lạnh, đau răng, đau nhức cơ… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần sử dụng đúng liều lượng và cách dùng.
2.1. Cách dùng Paracetamol 500mg theo dạng bào chế
- Cách dùng Paracetamol 500mg dạng viên nén: Uống viên thuốc với 1 ly nước, sữa hoặc nước trái cây. Không nên nhai viên thuốc.
- Cách dùng Paracetamol 500mg dạng viên sủi: Hoà tan hoàn toàn viên thuốc trong 150-200ml nước trước khi uống. Không nên bẻ viên sủi.
2.2. Liều dùng Paracetamol 500mg cho người lớn
Liều dùng Paracetamol 500mg cho người lớn thông thường là 2 viên. Khi cần thiết, người lớn có thể sử dụng tối đa với 4 liều trong 24 giờ. Mỗi lần uống phải cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Bạn đang xem: Liều dùng thuốc Paracetamol 500mg cho người lớn và trẻ em
Một số lưu ý khi dùng thuốc Paracetamol cho người lớn:
- Thuốc có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Lượng Paracetamol tối đa cho người lớn là 1g (1.000mg) mỗi liều và không được dùng quá 4g (tức 8 viên Paracetamol 500mg)/ngày.
- Không dùng thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol cho bệnh nhân đang có tình trạng nghiện rượu, say rượu, suy gan…
- Những người bị suy gan cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh ngộ độc gan khi dùng Paracetamol.
- Nếu dị ứng với Paracetamol thì có thể sử dụng thuốc Ibuprofen để hạ sốt.
- Không dùng thuốc liên tục (dưới 4 giờ) để tránh quá liều Paracetamol.
2.3. Liều dùng Paracetamol 500mg cho trẻ em
Xem thêm : Giáp Thìn 2024 mệnh gì, tử vi ra sao? Cha mẹ nên sinh con tháng nào tốt?
Liều dùng 1 lần khuyến cáo cho trẻ em: 10 – 15mg/kg/lần. Ví dụ, trẻ 12kg có thể dùng liều tương ứng 150mg/lần. Trẻ 33kg có thể dùng 1 viên 500mg/lần. Khoảng cách giữa 2 liều liên tiếp là từ 4 – 6 giờ/ lần.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Paracetamol cho trẻ em:
- Không nên dùng thuốc Paracetamol 500mg cho trẻ em dưới 10 tuổi.
- Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc khi trẻ có triệu chứng đau, gây khó chịu, quấy khóc.
- Đối với trẻ có tiền sử co giật do sốt chỉ dùng Paracetamol khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
- Không cho trẻ uống quá 4 liều hoặc quá 4g trong 24 giờ.
- Nếu trẻ bị nôn, đại tiện sau 30 phút kể từ khi uống thuốc, hãy cho trẻ dùng lại liều tương tự. Nếu quá 30 phút thì không cần lặp lại 1 liều nữa.
- Trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống thuốc, nếu trẻ tiếp tục sốt cao, không hạ sốt hoặc sốt lại thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc cho trẻ thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.
- Đối với trẻ thiếu enzyme G6PD hoặc suy gan nặng cần dùng Paracetamol liều thấp (10mg/kg) và theo dõi sát sao. Sẵn sàng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi thấy có dấu hiệu bất thường.
3. Quá liều Paracetamol là gì? Xử trí khi ngộ độc Paracetamol
Theo nghiên cứu, 90 – 95% thuốc Paracetamol được chuyển hóa qua gan nhưng trên thực tế tế bào gan vẫn có nguy cơ bị tổn thương trong khoảng liều cho phép.
Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng 1 liều đầu duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (ví dụ: uống 7,5 – 10g/ngày hoặc trên 150mg/kg, hoặc do dùng thuốc dài ngày).
Xem thêm : CMND/ CCCD Photo có rút tiền được không? Cách rút khi mất CMND
Các biểu hiện của ngộ độc Paracetamol bao gồm:
- Buồn nôn, nôn ói
- Đau bụng sau 2 – 3 giờ dùng thuốc
- Đau hạ sườn phải
- Xanh tím da, niêm mạc, móng tay
- Kích động hoặc mệt lả, thở nhanh
- Làm trầm trọng thêm các bệnh lý gan sẵn có.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay ngoại trừ thuốc làm tiêu chất nhầy Acetylcystein hay được dùng để giải độc Paracetamol khi quá liều thì còn có thể sử dụng Methionine.
Để tránh quá liều Paracetamol, người dùng cần sử dụng liều theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc theo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng. Nếu đang điều trị giảm đau hạ sốt có phối hợp với các thuốc khác thì cần lưu ý đọc kỹ thành phần để tránh sử dụng 2 loại thuốc hoặc dạng thuốc cùng chứa Paracetamol.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp