Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu…

Vậy Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Câu hỏi:

Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh giữa các ngành

D. Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B: Cạnh tranh lành mạnh là động lực của nền kinh tế.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, “cạnh tranh” được dùng để gọi tắt của cụm từ “cạnh tranh kinh tế”. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa hoạt động cạnh tranh có hai mặt là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực của cạnh tranh biểu hiện ở việc cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực nói trên là cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thực sự là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Ngược lại, sự cạnh tranh nào vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh không lành mạnh, và thường gắn với những mặt hạn chế của cạnh tranh.

Do đó đáp án đúng cho câu hỏi loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế là đáp án B: Cạnh tranh lành mạnh là động lực của nền kinh tế.