Khi khám tuyển chọn công dân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự có đánh giá tiêu chí các tật khúc xạ về mắt. Nếu bạn không đạt yêu cầu tối thiểu sẽ không được tham gia. Vậy nếu bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
1. Quy định về các tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hiện nay, bạn đã đủ 20 tuổi, tức đang trong tuổi gọi nhập ngũ. Nếu đáp ứng những điều kiện sau đây sẽ đủ điều kiện để phục vụ tại ngũ:
Bạn đang xem: Nếu bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
1.1 Tiêu chuẩn về độ tuổi
Công dân đủ 18 tuổi cho đến hết độ tuổi 25. Với công dân là nam đang học đại học, cao đẳng đã tạm hoãn nhập ngũ thì sẽ bị gọi cho đến hết năm 27 tuổi.
1.2 Tiêu chuẩn về chính trị
Tiêu chuẩn chính trị trong chọn công dân phục vụ trong Quân đội sẽ theo quy định của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an. Tuyển chọn theo các quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và các vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội với:
– Các cơ quan
Xem thêm : Kẹo Sâm Hàn Quốc
– Các đơn vị trọng yếu
– Cơ mật và lực lượng vệ binh
– Kiểm soát quân sự
1.3 Tiêu chuẩn sức khỏe
Theo quy định Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tuyển chọn:
– Công dân đang có sức khỏe loại 1.
– Công dân đang có sức khỏe loại 2.
– Công dân đang có sức khỏe loại 3.
Đảm bảo các tiêu chuẩn riêng của Bộ Quốc phòng đối với:
– Các cơ quan
Xem thêm : Kẹo Sâm Hàn Quốc
– Các đơn vị trọng yếu
– Cơ mật và lực lượng vệ binh
– Kiểm soát quân sự
Không được gọi nhập ngũ với đối với công dân có sức khỏe thuộc loại 3 mà có tật khúc xạ về mắt, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Cụ thể các tật khúc xạ mắt như cận thị 1.5 diop trở lên, loạn, viễn các mức độ.
1.4 Tiêu chuẩn về văn hóa
Chỉ tuyển chọn những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, xét từ cao đến thấp. Với những địa phương khó khăn, không đảm bảo được chỉ tiêu giao quân thì báo cáp cấp sẽ có quyền cân nhắc lựa chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Trong đó được tuyển từ 20% – 25% công dân có trình độ văn hóa tiểu học, còn lại là cấp trung học cơ sở trở lên với:
– Những xã thuộc vùng sâu, vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo các quy định của pháp luật.
– Đồng bào dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người.
2. Nếu bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
2.1 Trả lời câu hỏi
Trả lời cho câu hỏi. Thì nếu bạn bị loạn thị hay cận thị thì sẽ phải tạm hoãn. Bởi điều kiện sức khỏe không đạt yêu cầu về phân loại sức khỏe đi kèm ở Thông tư liên tịch của Bộ Quốc Phòng.
Thông tư liên tịch 16/2016 TTLT-BYT-BQP (Mục 1 Bảng số 2 Phụ lục 1) có quy định sức khỏe theo các bệnh tật, danh mục các bệnh về mắt có yêu cầu như sau:
– Loạn thị các loại mức độ bị đánh giá điểm 6.
– Cận thị dưới 1,5 Diop sẽ bị đánh giá ở điểm 2.
– Cận thị từ 1,5 Diop đến dưới 3,0 Diop sẽ bị đánh giá điểm 3.
– Cận thị từ 3 Diop đến dưới 4 Diop sẽ bị đánh giá điểm 4.
– Cận thị từ 4 Diop đến dưới 5 Diop sẽ bị đánh giá ở điểm 5.
Xem thêm : Tin tức
– Cận thị từ 5 Diop trở lên sẽ bị đánh giá điểm 6.
2.2 Tổng kết
– Nếu trường hợp công dân khám sức khỏe có ít nhất một chỉ tiêu bị đánh giá ở điểm 6 thì sẽ xếp vào sức khỏe loại 6. (Căn cứ điểm e Khoản 4 Điều 9 của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)
– Các công dân đạt đủ các tiêu chí và thuộc sức khỏe loại 1, 2, 3 thì được đánh giá đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Những ai bị đánh giá sức khỏe loại 4, 5, 6 thì không đạt đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. (Căn cứ điểm a, b Khoản 3 Điều 4 ở thông tư 149/2018/TT-BQP)
Tổng kết: Cụ thể với người bị loạn thị (cận/viễn) thuộc nhóm sức khỏe loại 6. Tức là họ chưa thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy nên, những người này sẽ bị tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự (trong điều kiện thời bình).
Ngoài ra, xếp loại sức khỏe để tham gia nghĩa vụ còn phụ thuộc vào kết luận từ Hội đồng sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Vì thế khi có lệnh gọi đi nghĩa vụ bạn vẫn sẽ phải khám sức khỏe đầy đủ.
3. Loạn thị 0.25 độ có đi nghĩa vụ không?
Liệu bị loạn thị 0,5 độ có đi nghĩa vụ quân sự hay không cũng là điều nhiều người quan tâm. Dựa vào tiêu chuẩn phân loại bệnh loạn thị ở Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
Tất cả các loại loạn thị đều có điểm là 6. Xét theo các tiêu chí xếp loại sức khỏe thì ai có ít nhất 1 tiêu chí điểm 6 thì sẽ xếp loại 6. Trong khi đó, chỉ người có sức khỏe loại 1, 2, 3 được tham gia các nghĩa vụ quân sự. Công dân thuộc loại 4, loại 5 và loại 6 thì sẽ không đủ điều kiện để tham gia.
Vậy nên, có thể khẳng định rằng người bị loạn thị ở 0,5 độ sẽ phải hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoài loạn thị, công dân mắc các tật khúc xạ khác như cận, viễn thị,… mức độ nặng cũng khó có thể được tham gia nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người đó bị cận nhẹ dưới 1.5 diop vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn chọn nghĩa vụ quân sự khác thì sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
4. Loạn thị muốn tham gia nghĩa vụ phải làm sao?
Nếu khắc phục được tật loạn thị và đủ tiêu chuẩn về sức khỏe do Hội đồng sức khỏe đánh giá thì người đó vẫn có thể đi nghĩa vụ. Thực tế, người bị cận loạn thị chỉ bị tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Đặc biệt họ không thuộc trường hợp để miễn nghĩa vụ. Trong những năm tới mà bạn vẫn trong độ tuổi nhập ngũ thì vẫn có thể tham gia. Bạn sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển quân bình thường như mọi người.
Những trường hợp bị loạn thị, cận thị nếu đã phẫu thuật khắc phục phải đạt đủ điều kiện 1 năm. Sau đó, mắt có kết quả tốt khi đi khám mới được coi là căn cứ để xét đủ điều kiện. Hiện nay, phương pháp giúp khắc phục loạn thị, cận thị nhanh và hiệu quả nhất là phẫu thuật. Khác với cận thị, loạn thị khi phẫu thuật sẽ cần nhiều điều kiện hơn. Những điều kiện kể đến như: sức khỏe, tuổi tác, không có bệnh lý nền, giác mạc dày vừa đủ,… Phẫu thuật loạn thị hiện có 3 phương pháp như sau:
– Phẫu thuật mổ Lasik bằng dao OUP.
– Phẫu thuật mổ bằng phương pháp Femto Lasik.
– Phẫu thuật mổ loạn thị Relex Smile.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Ngày nay, khoa học phát triển tiên tiến việc phẫu thuật chữa các tật khúc xạ cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn thấy mắt có dấu hiệu loạn thị, hãy ghé Thu Cúc để thăm khám ngay nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp